Vai trò của hoạt công chứng trong lĩnh vực đất đai hiện nay

Thứ sáu - 27/11/2020 00:00

Đọc bằng audio

Theo khoản 1 - Điều 2 Luật công chứng năm 2014: "Công chứng là việc công chứng viên của một tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản (sau đây gọi là hợp đồng, giao dịch), tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt (sau đây gọi là bản dịch) mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng".

          Công chứng là hoạt động dịch vụ công đặc biệt phục vụ và tạo ra những bảo đảm, an toàn pháp lý cho các hợp đồng, giao dịch dân sự qua đó bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức, ngăn ngừa rủi ro, hạn chế tranh chấp dân sự góp phần bảo đảm trật tự kinh tế - xã hội. Hiện nay, hoạt động công chứng của nước ta phát triển nhanh chóng, cho thấy sự phát triển của kinh tế xã hội, khi nhu cầu giao kết dân sự của người dân càng tăng cao.  Luật Công chứng năm 2014 cũng có quy định rõ về giá trị pháp lý của văn bản công chứng: "Hợp đồng, giao dịch được công chứng có hiệu lực thi hành đối với các bên liên quan; trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ của mình thì bên kia có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết theo quy định của pháp luật, trừ trường hợp các bên tham gia hợp đồng, giao dịch có thỏa thuận khác"

          Theo quy định của pháp luật hiện hành: "Đất đai thuộc sở hữu toàn dân, do Nhà nước thống nhất quản lý. Nhà nước trao quyền sử dụng đất cho người sử dụng đất theo quy định của Luật Đất đai". Do vậy, việc có một trình tự ghi nhận tính hợp pháp (công chứng) các giao dịch liên quan đến đất đai (ở đây là quyền sử dụng đất) nhằm tăng cường công tác quản lý đất đai của cơ quan nhà nước là việc làm cần thiết. Thực tế cho thấy, trong một thời gian rất dài, công tác quản lý đất đai của chúng ta vẫn chưa tốt, còn có nhiều giao dịch về quyền sử dụng đất phát sinh trong Nhân dân mà không được công chứng, chứng thực. Hiện tượng mua đi bán lại bất động sản bằng giấy tay khá phổ biến, đối tượng của giao dịch cũng đa dạng, từ đất ở, đất vườn đến đất nông nghiệp, lâm nghiệp đều có thể được chuyển nhượng. Điều đó làm cho Nhà nước thất thu thuế, các cơ quan nhà nước gặp nhiều khó khăn trong quản lý, Tòa án khó khăn khi giải quyết tranh chấp. Vì vậy, công chứng có ý nghĩa quan trọng trong việc bảo đảm tính an toàn cho các giao dịch về quyền sử dụng đất, thể hiện ở một số điểm sau:

          + Công chứng sẽ giúp bảo đảm tính hợp pháp của nội dung các giao dịch. Trên thực tế thì cũng còn có một số ít người dân có sự hiểu biết rõ ràng các quy định của pháp luật về quyền sử dụng đất. Việc công chứng sẽ giúp cho các bên hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình trong giao dịch về quyền sử dụng đất qua việc tư vấn, giải thích của các tổ chức hành nghề công chứng, cụ thể là của công chứng viên.

          + Việc công chứng còn góp phần hạn chế các giao dịch không có thật, góp phần hạn chế các yếu tố lừa đảo, lừa dối trong các giao dịch về quyền sử dụng đất, nhất là trong các trường hợp chuyển nhượng quyền sử dụng đất, lập di chúc, giải quyết về thừa kế.... Ví dụ: với sự tham gia của công chứng, các vấn đề như lừa dối trong khi lập di chúc: cưỡng ép người có quyền sử dụng đất lập di chúc giao giao quyền sử dụng đất cho một người nào đó.

          + Việc công chứng sẽ nâng cao giá trị chứng minh của chứng cứ (theo quy định của Luật Công chứng năm 2014 hợp đồng, giao dịch được công chứng có giá trị chứng cứ; những tình tiết, sự kiện trong hợp đồng giao dịch được công chứng không phải chứng minh) khi có tranh chấp. Rõ ràng, khi xảy ra tranh chấp, các bên tham gia giao dịch phải đưa ra chứng cứ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Tòa án sẽ dễ xem xét và chấp nhận hơn nếu các giao dịch đó đã được công chứng.

          Trên đây là một số vai trò quan trọng của hoạt động công chứng trong việc giao dịch về đất đai trong xã hội hiện nay./.

 

Yến Linh - Công chứng số 1 đưa tin


  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Hôm nay497
  • Tháng hiện tại74,321
  • Tổng lượt truy cập6,003,161
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây