Quy định về công khai về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Thứ ba - 10/11/2020 16:00

Đọc bằng audio

Tại sao phải công khai?

Việc công khai các hoạt động quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước, vốn nhà nước, tài sản nhà nước, lao động, thời gian lao động và tài nguyên là biện pháp để bảo đảm thực hành tiết kiệm, ngăn chặn, phòng ngừa lãng phí.

Việc quy định cụ thể những nội dung phải thực hiện công khai sẽ tạo điều kiện cho việc phát hiện, giám sát thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, sẽ giảm được nhiều việc chi tiêu lãng phí, vô lối ở cơ quan công quyền. Nếu công khai xin ý kiến người dân đối với những công trình, hạng mục lớn thì ngân sách sẽ không dồn vào những công tŕnh tượng đài nghìn tỷ; không đầu tư xây dựng các khu hành chính hoành tráng, lộng lẫy như cung điện; không chi cho các chuyến đi công tác, học tập nước ngoài cho những người sắp nghỉ hưu theo chế độ, không tổ chức lễ hội linh đình… Việc công khai cũng là cơ sở để đưa Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vào cuộc sống, đảm bảo tính khả thi của Luật.

Nội dung công khai

Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định 10 nhóm lĩnh vực, hoạt động phải công khai, trừ lĩnh vực, hoạt động thuộc bí mật nhà nước.

- Dự toán, phân bố, điều chỉnh dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước của các cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước; các quỹ có nguồn từ ngân sách nhà nước;

- Đầu tư xây dựng cơ bản, mua sắm, quản lý, sử dụng tài sản trong cơ quan, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước;

- Các khoản thu vào ngân sách nhà nước, huy động vốn cho ngân sách nhà nước và cho tín dụng nhà nước; các quỹ có nguồn huy động đóng góp trong và ngoài nước; nợ công theo quy định tại Luật quản lý nợ công;

- Các quy hoạch đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định hoặc phê duyệt; kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; kế hoạch phát triển ngành, vùng; kế hoạch sử dụng đất; danh mục dự án đầu tư, nguồn vốn đầu tư; kế hoạch và hoạt động khai thác tài nguyên; (Được sửa đổi bởi điểm a khoản 8 Điều 57 Luật Quy hoạch năm 2017);

- Định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan, tổ chức quy định hoặc áp dụng thực hiện; quy chế quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ của cơ quan, tổ chức; quy chuẩn, tiêu chuẩn ngành, lĩnh vực;

- Phân bố, sử dụng nguồn lực lao động;

- Chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hành tiết kiệm; hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí; (Đây là điểm mới so với Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2013)

- Quy trình, thủ tục giải quyết công việc giữa cơ quan nhà nước với tổ chức, cá nhân;

- Lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Trường hợp nội dung công khai có liên quan đến bí mật nhà nước thì thực hiện theo quy định của pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.

Nguyên tắc thực hiện công khai

Việc công khai các lĩnh vực, hoạt động nêu trên phải bảo đảm nguyên tắc:

- Cung cấp đầy đủ, chính xác thông tin phải công khai và phù hợp với đối tượng tiếp nhận thông tin công khai;

- Cập nhật thường xuyên các thông tin đã công khai;

- Tuân thủ đầy đủ các quy định về nội dung, thời hạn và hình thức công khai.

Riêng đối với công khai về hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí phải có đủ tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức có hành vi lãng phí; hành vi lãng phí; biện pháp đã xử lý đối với người có hành vi lãng phí.

Hình thức công khai

Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định 6 hình thức công khai

- Phát hành ấn phẩm;

- Thông báo trên phương tiện thông tin đại chúng;

- Thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;

- Đưa lên trang thông tin điện tử;

- Công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức;

- Cung cấp thông tin theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.

Đối với việc công khai Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hành tiết kiệm; hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí thì tùy theo quy mô cơ quan, tổ chức, phạm vi ảnh hưởng của lĩnh vực, địa bàn hoạt động, người đứng đầu cơ quan, tổ chức thực hiện công khai theo một trong các hình thức sau:

+ Công bố tại cuộc họp, niêm yết tại trụ sở làm việc của cơ quan, tổ chức;

+ Đưa lên Trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện tử (nếu có) của cơ quan, tổ chức;

+ Thông báo trên các ấn phẩm báo chí của cơ quan, tổ chức hoặc trên phương tiện thông tin đại chúng.

Thời điểm công khai

Thời điểm công khai đối với các lĩnh vực được thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Riêng đối với việc công khai chương trình, kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hành tiết kiệm; hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí thì thời điểm công khai như sau:

- Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; kết quả thực hành tiết kiệm được công khai chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày Chương trình, Báo cáo được ban hành;

- Hành vi lãng phí và kết quả xử lý hành vi lãng phí phải được công khai chậm nhất sau 03 ngày làm việc kể từ ngày cơ quan có thẩm quyền ra quyết định xử lý.

Phòng PBGDPL


  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập147
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm144
  • Hôm nay7,943
  • Tháng hiện tại25,038
  • Tổng lượt truy cập5,728,445
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây