Một số điểm mới cơ bản quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động luật sư

Thứ ba - 03/11/2020 22:00

Đọc bằng audio

-CP ngày 14 tháng 5 năm 2015 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 của Chính phủ.

          Theo đó các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp trong đó có hoạt động luật sư được quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP thay thế toàn bộ các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực luật sư tại Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. Các quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động luật sư về số lượng, vị trí các điều được quy định tại Nghị định số 82/2020/NĐ-CP vẫn giữ nguyên như Nghị định số 110/2013/NĐ-CP cụ thể gồm 04 điều, từ Điều 5 đến Điều 8 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP (Nghị định số 110/2013/NĐ-CP cũng quy định 04 điều, từ Điều 5 đến Điều 8). Tuy nhiên, về nội dung có rất nhiều điểm mới so với Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. Trong đó, có các điểm mới nội bật sau:

Thứ nhất: Mức xử phạt và hình thức xử phạt

  • Về mức xử phạt: Theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP mức xử phạt đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động luật sư thấp nhất là 1.000.000 đồng, cao nhất là 50.000.000 đồng; còn theo quy định của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP mức thấp nhất là 500.000 đồng, mức cao nhất 40.000.000 đồng. Đồng thời, các quy định về mức xử phạt vi phạm hành chính đối với từng hành vi cụ thể của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP cũng được quy định cao hơn rất nhiều so với Nghị định số 110/2013/NĐ-CP.
  • Về hình thức xử phạt: Theo quy định của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP hình thức xử phạt trong hoạt động luật sư có 02 hình thức xử phạt chính đó là phạt tiền và tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư; hình phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư vừa là hình phạt chính vừa là hình phạt bổ sung, nếu là hình phạt chính thì thời hạn tước tối thiểu là 06 tháng và tối đa là 12 tháng, nếu là hình phạt bổ sung thì thời hạn tước tối thiểu là 01 tháng và tối đa là 03 tháng. Hiện nay, theo quy định của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP các hành vi vi phạm trong hoạt động luật sư chỉ còn 01 hình thức xử phạt chính đó là phạt tiền; còn hình thức xử phạt về tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư là hình phạt bổ sung thời hạn tước tối thiểu là 01 tháng và tối đa là 09 tháng.

    Thứ hai: Về hành vi vi phạm
  • Nhằm đảm bảo phù hợp với sự phát triển các mối quan hệ xã hội cũng như phù hợp với các quy định của pháp luật hiện hành trong lĩnh vực luật sư và các lĩnh vực pháp luật khác có liên quan đến hoạt động của luật sư, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định bổ sung nhiều hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính so với Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, cụ thể:

+ Tại Điều 5 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định bổ sung các hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư; gia nhập Đoàn luật sư; giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam. Đối với hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền cấp trong hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư; gia nhập Đoàn luật sư, giấy đăng ký hoạt động của chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam mức phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng. Trước đây tại Điều 5 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP không quy định xử phạt đối với các hành vi này, chỉ quy định xử phạt các hành vi vi phạm quy định về hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam; hồ sơ đề nghị cấp giấy đăng ký hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư, chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư; hồ sơ đề nghị cấp giấy phép thành lập chi nhánh của tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài, công ty luật nước ngoài, chi nhánh của công ty luật nước ngoài tại Việt Nam.

Bên cạnh đó, tại khoản 2 Điều 5 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định đối với hành vi khai không trung thực, che giấu thông tin của cá nhân, tổ chức trong hồ sơ đăng ký tập sự hành nghề luật sư; đề nghị cấp, cấp lại chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề, giấy phép hành nghề luật sư tại Việt Nam của luật sư nước ngoài, giấy phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động sẽ bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Đây cũng là một hành vi mới trước đây Nghị định số 110/2013/NĐ-CP không quy định và với mức phạt tiền của hành vi này cũng rất cao.

+  Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định về các "hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động nghề luật sư" cũng được bổ sung thêm nhiều hành vi vi phạm mới bị xử phạt vi phạm hành chính mà trước đây Nghị định số 110/2013/NĐ-CP không quy định, ví dụ như:

Hành vi không tham gia hoặc tham gia không đầy đủ nghĩa vụ bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ; thông báo không đúng thời hạn cho Đoàn luật sư về việc đăng ký hành nghề, thay đổi nội dung đăng ký hành nghề bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.

Đối với hành vi làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức khác bằng hình thức luật sư hành nghề với tư cách cá nhân ngoài tổ chức hành nghề luật sư mà luật sư đã thành lập, tham gia thành lập hoặc đã ký hợp đồng lao động; hành nghề luật sư không đúng hình thức hành nghề theo quy định; hành nghề luật sư với tư cách cá nhân mà không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp trong trường hợp hợp đồng lao động có thỏa thuận; ký hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng không thông qua tổ chức hành nghề luật sư hoặc không có văn bản ủy quyền của tổ chức hành nghề luật sư thì bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đặc biệt Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định luật sư có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng…; ứng xử, phát ngôn hoặc có hành vi làm ảnh hưởng đến hình ảnh, uy tín của nghề luật sư hoặc gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự sẽ phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng, đây là điểm mới nổi bật so với Nghị định số 110/2013/NĐ-CP và mức xử phạt cho hành vi vi phạm này rất cao.

+ Đối với nhóm "hành vi vi phạm quy định đối với hoạt động của tổ chức hành nghề luật sư" quy định tại Điều 7 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP được bổ sung mới một số hành vi sau:

Đăng báo không đúng thời hạn hoặc số lần về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.

Đối với hành vi không đăng báo, thông báo về việc thành lập tổ chức hành nghề luật sư nước ngoài tại Việt Nam; nhận người không đủ điều kiện tập sự hành nghề luật sư vào tập sự hành nghề tại tổ chức mình; không nhận người tập sự hành nghề luật sư theo phân công của Đoàn luật sư mà không có lý do chính đáng; không cử đúng người làm việc hoặc không cung cấp hoặc cung cấp không đầy đủ, không chính xác, chậm trễ thông tin, giấy tờ, tài liệu theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng.

+ Đặc biệt nhóm "hành vi vi phạm của tổ chức xã hội - nghề nghiệp của luật sư" quy định tại Điều 8 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã quy định thêm rất nhiều hành vi vi phạm mới so với Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, cụ thể là các hành vi được quy định tại điểm c, điểm d khoản 2 và các hành vi được quy định từ điểm b cho đến điểm g khoản 3 Điều 8 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP

  • Ngoài việc quy định thêm mới nhiều hành vi vi phạm hành chính, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP không còn quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến việc sử dụng, làm giả các giấy tờ trong việc cấp chứng chỉ hành nghề luật sư, đăng ký hành nghề luật sư, cấp giấy phép hành nghề luật sư, giấy chứng nhận về việc tham gia tố tụng, giấy chứng nhận người bào chữa cho luật sư; cấp giấy đăng ký hoạt động, thay đổi nội dung đăng ký hoạt động, giấy phép thành lập cho các tổ chức hành nghề luật sư được quy định tại các khoản 2, khoản 3 Điều 5, điểm d khoản 4 và điểm a khoản 5 Điều 6, điểm a khoản 4 và khoản 5 Điều 7 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP.
  • Bên cạnh đó, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP phân định rõ mức độ vi phạm của hành vi không thực hiện và có thực hiện nhưng thực hiện không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung hoặc không chính xác để có mức xử phạt tương ứng với hành vi vi phạm như: khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định đối với các hành vi thực hiện không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung hoặc không chính xác thì mức phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; khoản 2 Điều 7 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đối với các hành vi không thực hiện thì mức phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng. Còn tại khoản 1 Điều 7 của Nghị định số 110/2013/NĐ-CP không phân định rõ mức độ vi phạm của hành vi không thực hiện và có thực hiện nhưng thực hiện không đúng thời hạn, không đầy đủ nội dung hoặc không chính xác mà quy định 02 hành vi này chung một mức xử phạt.
  • Ngoài ra, tại khoản 6 Điều 6 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP quy định các hành vi vi phạm áp dụng hình thức xử phạt tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư là hình phạt chính. Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã quy định hình phạt tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề luật sư, giấy đăng ký hành nghề luật sư hoặc giấy phép hành nghề luật sư là hình phạt bổ sung. Vì vậy, các hành vi vi phạm được quy định tại khoản 6 Điều 6 Nghị định số 110/2013/NĐ-CP được quy định tại khoản 7 Điều 6 Nghị định số 82/2020/NĐ-CP áp dụng hình thức xử phạt tiền là hình thức xử phạt chính và mức xử phạt tương đối cao.

    Thứ ba: Biện pháp khắc phục hậu quả

    Nghị định số 82/2020/NĐ-CP không còn quy định việc xử phạt vi phạm hành chính đối với các hành vi liên quan đến việc sử dụng, làm giả các giấy tờ trong hoạt động luật sư như Nghị định số 110/2013/NĐ-CP, mà chỉ quy định các hành vi tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung các giấy tờ trong hoạt động luật sư. Do đó, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP cũng không còn quy định việc hủy bỏ các giấy tờ giả là một biện pháp khắc phục hậu quả như Nghị định số 110/2013/NĐ-CP. Thay vào đó, Nghị định số 82/2020/NĐ-CP quy định biện pháp khắc phục hậu quả là kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với giấy tờ, văn bản bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung được quy định tại khoản 4 Điều 5 và điểm a, điểm b khoản Điều 7 của Nghị định số 82/2020/NĐ-CP.

    Nhìn chung Nghị định số 82/2020/NĐ-CP đã quy định hình thức xử phạt, mức xử phạt, các hành vi vi phạm bị xử phạt vi phạm hành chính phù hợp với tính chất, mực độ vi phạm của các hành vi và phù hợp với sự phát triển các mối quan hệ xã hội hiện nay./.

     
                                                              Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Máy chủ tìm kiếm9
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay437
  • Tháng hiện tại100,165
  • Tổng lượt truy cập4,562,242
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây