Tại sao phải giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí?
Giám sát việc thực hành tiết kiệm,chống lãng phí là việc theo dõi, xem xét, đánh giá việc chấp hành pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước, các cán bộ, công chức, viên chức trong quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước. Hoạt động giám sát nhằm kiềm chế, ngăn chặn hành vi lãng phí một cách hữu hiệu.
Ai có quyền giám sát, việc giám sát thực hiện bằng phương thức nào?
Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí quy định các chủ thể có quyền giám sát là: Nhân dân; Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội; Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân; Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng.
Việc giám sát được quy định như sau:
- Công dân có quyền giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua hình thức tố giác, khiếu nại, tố cáo hoặc thông qua Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; phát hiện và kịp thời phản ánh cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.
- Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội và đại biểu Quốc hội giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của Luật hoạt động giám sát của Quốc hội.
- Hội đồng nhân dân các cấp, đại biểu Hội đồng nhân dân giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí tại địa phương theo quy định của pháp luật.
- Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư của cộng đồng giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo quy định của pháp luật.
Phòng PBGDPL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn