Câu 1 (Chọn đáp án đúng nhất). Mục tiêu của Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 là:
a. Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành và toàn xã hội trong công tác phòng, chống mại dâm.
b. Giảm thiểu tác hại của hoạt động mại dâm đối với đời sống xã hội và giảm tội phạm liên quan đến mại dâm.
c. Bảo đảm quyền bình đẳng trong việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ xã hội của người bán dâm.
d. Các mục tiêu trên.
Câu 2 (Chọn đáp án đúng nhất). Về nhiệm vụ xây dựng, triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm các bệnh xã hội và HIV/AIDS, phòng ngừa, giảm tình trạng bạo lực trên cơ sở giới trong phòng, chống mại dâm; Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020 đã đề ra nhiệm vụ xây dựng thử nghiệm mô hình nào sau đây?
a. Mô hình cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho người bán dâm tại cộng đồng, Trung tâm công tác xã hội.
b. Mô hình hỗ trợ nhằm bảo đảm quyền của người lao động trong các cơ sở kinh doanh dịch vụ dễ phát sinh tệ nạn mại dâm.
c. Mô hình hỗ trợ tăng cường năng lực của các nhóm đồng đẳng/nhóm tự lực/câu lạc bộ của người bán dâm trong việc tiếp cận, truyền thông và hỗ trợ giảm hại, phòng, chống bạo lực giới.
d. Cả 03 mô hình trên.
e. Không có mô hình nào.
Câu 3 (Chọn đáp án đúng nhất). Xét về mặt xã hội, người bán dâm là nhóm người dễ bị tổn thương:
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 4 (Chọn đáp án đúng nhất). Về nguyên tắc phòng, chống HIV/AIDS:
a. Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống ma tuý.
b. Kết hợp chặt chẽ phòng, chống HIV/AIDS với phòng, chống mại dâm.
c. Chú trọng triển khai các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV.
d. Các nội dung trên.
Câu 5 (Chọn đáp án đúng nhất). Hành vi nào sau đây là bóc lột tình dục?
a. Ép buộc người khác bán dâm, làm đối tượng để sản xuất ấn phẩm khiêu dâm, trình diễn khiêu dâm hoặc làm nô lệ tình dục.
b. Dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm buộc người khác lao động trái ý muốn của họ.
c. a và b đúng.
d. a và b sai.
Câu 6. Pháp luật quy định: trách nhiệm của mỗi cá nhân trong công tác phòng, chống mại dâm như thế nào? Trách nhiệm của nhà trường và các cơ sở giáo dục khác trong tuyên truyền, giáo dục phòng, chống mại dâm như thế nào? Nhà nước thực hiện các biện pháp nào trong phòng, chống mại dâm? Đề nghị cho biết cụ thể về biện pháp kinh tế - xã hội trong phòng, chống mại dâm?
Câu 7. Đề nghị cho biết các quy định pháp luật về việc xử lý hành chính đối với hành vi mại dâm và liên quan đến hoạt động mại dâm?
Câu 8. Hành vi bán dâm có vi phạm pháp luật không? Nếu vi phạm pháp luật thì bị xử lý như thế nào? Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi bị xử lý như thế nào? Hành vi môi giới mại dâm đối với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào và mức phạt tù cao nhất đối với hành vi này là bao nhiêu năm? Hành vi mua dâm người dưới 18 tuổi bị xử lý như thế nào?
Tài liệu tham khảo:
1. Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm ngày 14 tháng 3 năm 2003.
2. Nghị định số 178/2004/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2004 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số Điều của Pháp lệnh Phòng, chống mại dâm.
3. Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.
4. Luật Phòng, chống nhiễm vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người (HIV/AIDS) ngày 29 tháng 6 năm 2006.
5. Luật Phòng, chống mua bán người ngày 12 tháng 11 năm 2013.
6. Quyết định số 361/QĐ-TTg ngày 07 tháng 3 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phòng, chống mại dâm giai đoạn 2016-2020.
7. Bộ luật Hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
8. Các Luật, Bộ luật, Nghị định, văn bản khác có liên quan.
(Nguồn tham khảo: https://pbgdpl.tayninh.gov.vn).
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn