Câu hỏi cuộc thi viết tìm hiểu pháp luật tháng 9 năm 2020
(Chủ đề: Tìm hiểu Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị
và pháp luật Việt Nam về các quyền dân sự, chính trị)
Câu 1 (Chọn đáp án đúng nhất). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị được Đại hội đồng Liên Hợp quốc thông qua ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 16 tháng 12 năm 1966.
b. Ngày 23 tháng 3 năm 1976.
c. Ngày 24 tháng 9 năm 1982.
d. Ngày 24 tháng 12 năm 1982.
Câu 2 (Chọn đáp án đúng nhất). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có hiệu lực ngày, tháng, năm nào?
a. Ngày 16 tháng 12 năm 1966.
b. Ngày 23 tháng 3 năm 1976.
c. Ngày 24 tháng 9 năm 1982.
d. Ngày 24 tháng 12 năm 1982.
Câu 3 (Chọn đáp án đúng nhất). Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị có hiệu lực đối với Việt Nam từ ngày, tháng, năm nào? (Biết rằng Việt Nam gia nhập Công ước ngày 24 tháng 9 năm 1982).
a. Ngày 16 tháng 12 năm 1966.
b. Ngày 23 tháng 3 năm 1976.
c. Ngày 24 tháng 9 năm 1982.
d. Ngày 24 tháng 12 năm 1982.
Câu 4 (Chọn đáp án đúng nhất). Theo Hiến pháp năm 2013, tiếp cận thông tin là:
a. Quyền của công dân, việc thực hiện quyền này do pháp luật quy định.
b. Nghĩa vụ của công dân, việc thực hiện nghĩa vụ này do pháp luật quy định.
c. Quyền và nghĩa vụ của công dân; việc thực hiện quyền, nghĩa vụ này do pháp luật quy định.
d. Không có quy định về tiếp cận thông tin.
Câu 5 (Chọn đáp án đúng nhất). Hiến pháp năm 2013 quy định:
a. Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
b. Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
c. Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
d. Các quy định trên.
Câu 6. Tiếp cận thông tin là gì? Chủ thể thực hiện quyền tiếp cận thông tin là ai? Thông tin nào công dân được tiếp cận; không được tiếp cận; tiếp cận có điều kiện? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong việc tiếp cận thông tin? Phạm vi và trách nhiệm cung cấp thông tin được quy định như thế nào? Công dân được tiếp cận thông tin bằng các cách thức nào? Các hành vi nào bị nghiêm cấm trong tiếp cận thông tin ?
Câu 7. Các thông tin nào phải được công khai rộng rãi? Hình thức, thời điểm công khai thông tin được thực hiện như thế nào? Các thông tin nào phải được công khai trên cổng thông tin điện tử, trang thông tin điện tử? Trường hợp thông tin công khai không chính xác thì xử lý những thông tin này như thế nào? Cơ quan cung cấp thông tin trong việc bảo đảm thực hiện quyền tiếp cận thông tin có trách nhiệm gì?
Câu 8. Tín ngưỡng là gì? Tôn giáo là gì? Nhà nước có trách nhiệm gì trong việc bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo? Trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam được Luật quy định như thế nào? Luật Tín ngưỡng tôn giáo năm 2016 quy định các hành vi nào bị nghiêm cấm? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của mọi người được pháp luật quy định như thế nào? Quyền của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc? Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được pháp luật quy định như thế nào? Tổ chức, cá nhân trong thực hiện quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo có nghĩa vụ gì?
-Hết-
Tài liệu tham khảo:
1. Công ước quốc tế về các quyền dân sự, chính trị năm 1966.
2. Hiến pháp năm 2013.
3. Luật Tiếp cận thông tin năm 2016.
4. Luật Tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016.
6. Các Luật, Bộ luật, Nghị định, văn bản khác có liên quan.
(Nguồn tham khảo: https://pbgdpl.tayninh.gov.vn).
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn