Đánh giá tính thống nhất của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và văn bản pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan của hệ thống pháp luật Việt Nam

Thứ tư - 16/03/2022 14:08

Đọc bằng audio

Hoàn thiện thể chế là một trong 03 đột phá chiến lược theo tinh thần Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng. Thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan có thẩm quyền trong hệ thống chính trị đã và đang tập trung xây dựng và hoàn thiện thể chế trên tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Việc hoàn thiện thể chế pháp luật trong lĩnh vực bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ là tư tưởng chỉ đạo xuyên suốt của Đảng, Nhà nước qua các thời kỳ, là sự cụ thể hóa Hiến pháp để giải quyết những vấn đề thực tiễn về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong tình hình hiện nay và những năm tiếp theo. 

Theo gợi ý của Ban Tổ chức Hội thảo, Sở Tư pháp xin tham gia ý kiến với nội dung: “Đánh giá tính thống nhất của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và văn bản pháp luật trong các lĩnh vực có liên quan của hệ thống pháp luật Việt Nam”.

Trước hết, Sở Tư pháp Tây Ninh hoàn toàn thống nhất với việc xây dựng và ban hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Có thể nói rằng, đến thời điểm này, đã có đầy đủ cơ sở chính trị, pháp lý, khoa học và thực tiễn để xem xét, cho ra đời Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.

Qua nghiên cứu dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ, Sở Tư pháp nhận thấy dự thảo Luật đã thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, bảo đảm tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; các quy định của Luật được cụ thể và có tính khả thi. Bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tham khảo có chọn lọc pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ của các quốc gia trên thế giới bảo đảm phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam, thể hiện một một số nội dung sau:

Thứ nhất, về tính thống nhất của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ (sau đây viết tắt là dự thảo Luật) với các văn bản quy phạm pháp luật trong cùng lĩnh vực và các lĩnh vực có liên quan

Về cơ bản, các quy định trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thống nhất với quy định của các văn bản quy phạm pháp luật trong hệ thống pháp luật hiện hành, cụ thể như:

- Các quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm của Chính phủ, các bộ, Ủy ban nhân dân các cấp quy định tại các chương của dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thống nhất với các luật: Luật Tổ chức Chính phủ năm 2015; Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019; Luật Công an nhân dân năm 2018…;

- Các quy định về đăng ký, quản lý phương tiện tham gia giao thông đường bộ trong dự thảo Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ thống nhất với các luật: Bộ luật Dân sự năm 2015; Luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017…Các quy định về đào tạo, sát hạch, cấp giấy phép trong dự thảo Luật thống nhất với các luật: Luật Giáo dục nghề nghiệp năm 2014; Bộ luật lao động năm 2019; Luật Đầu tư năm 2020…;

- Các quy định về giải quyết tai nạn giao thông trong dự thảo Luật thống nhất với các luật: Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự năm 2015; Bộ luật Hình sự năm 2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự năm 2017; Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015…;

- Các quy định về tuần tra, kiểm soát trong dự thảo Luật thống nhất với các luật: Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính năm 2020….

Thứ hai, về tính thống nhất của dự thảo Luật với điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên

Qua rà soát của các cơ quan tham mưu Chính phủ, các quy định của dự thảo Luật phù hợp với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, như: Công ước quốc tế năm 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước quốc tế năm 1968 về Biển báo - Tín hiệu đường bộ; Công ước quốc tế về các quyền dân sự và chính trị năm 1966…./.

Phương Loan

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập19
  • Hôm nay2,265
  • Tháng hiện tại77,457
  • Tổng lượt truy cập5,894,929
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây