- Toàn bộ những thành viên có tên trong sổ hộ khẩu của hộ gia đình, trừ những đối tượng thuộc diện tham gia Bảo hiểm y tế theo các nhóm khác và những người đã khai báo tạm vắng.
- Toàn bộ những người có tên trong sổ tạm trú (trừ những người thuộc diện tham gia BHYT theo các nhóm khác).
II. Mức đóng BHYT hộ gia đình
Theo các quy định của Pháp luật hiện hành, mức đóng BHYT hộ gia đình được tính dựa vào mức lương cơ sở. Cụ thể, theo Điểm e, Khoản 1, Điều 7 của Nghị định 146/2018/NĐ-CP, mức đóng BHYT của các thành viên trong hộ gia đình như sau:
- Mức đóng của người thứ nhất được tính bằng 4,5% mức lương cơ sở.
- Mức đóng của người thứ hai bằng 70% mức đóng của người thứ nhất.
- Mức đóng của người thứ ba bằng 60% mức đóng của người thứ nhất.
- Mức đóng của người thứ tư bằng 50% mức đóng của người thứ nhất.
- Mức đóng của người thứ 5 trở đi được tính bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Đồng thời, Theo Nghị quyết 86/2019/QH14, kể từ 01/07/2020, mức lương cơ sở tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên mức 1,6 triệu đồng/tháng. Vì vậy, mức đóng BHYT hộ gia đình sẽ được chia thành hai giai đoạn: Giai đoạn trước 01/07/2020 và giai đoạn từ 01/07/2020 trở đi.
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ 01/01/2020 đến ngày 30/06/2020:
- Người thứ nhất: 67.050 đồng/tháng.
- Người thứ hai: 46.935 đồng/tháng.
- Người thứ ba: 40.230 đồng/tháng.
- Người thứ 4: 33.525 đồng/tháng.
- Người thứ 5 trở đi: 26.820 đồng/tháng.
Mức đóng BHYT hộ gia đình từ ngày 01/07/2020 đến ngày 31/12/2020:
- Người thứ nhất: 72.000 đồng/tháng.
- Người thứ hai: 50.400 đồng/tháng.
- Người thứ ba: 43.200 đồng/tháng.
- Người thứ tư: 36.000 đồng/tháng.
- Người thứ năm trở đi: 28.800 đồng/tháng.
III. Mức hưởng Bảo hiểm y tế hộ gia đình năm 2020
Mức hưởng BHYT hộ gia đình năm 2020 tuân theo nguyên tắc chung về hưởng BHYT theo Điều 14, Nghị định 146/2018/NĐ-CP:
Người tham gia BHYT hộ gia đình nếu thực hiện khám, chữa bệnh đúng tuyến sẽ được hưởng:
- 100% chi phí khám, chữa bệnh nếu khám bệnh ở tuyến xã.
- 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh trong trường hợp chi phí khám, chữa bệnh của 1 lần khám, chữa bệnh thấp hơn 15% mức lương cơ sở hiện hành.
- 100% chi phí khám, chữa bệnh khi người bệnh đã tham gia BHYT 5 năm liên tục và tổng số tiền chi trả chi phí khám, chữa bệnh trong năm cao hơn 6 tháng lương cơ sở.
- 80% chi phí khám, chữa bệnh với những đối tượng thuộc các trường hợp còn lại.
Người tham gia BHYT nếu đi khám, chữa bệnh ở các bệnh viện trái tuyến so với nơi đăng ký khám, chữa bệnh ban đầu sẽ được hưởng mức:
- 40% chi phí điều trị trong trường hợp điều trị nội trú tại bệnh viện tuyến trung ương.
- 60% chi phí điều trị trong trường hợp điều trị ở bệnh viện tuyến tỉnh (tính đến 32/12/2020).
- 100% chi phí khám và chữa bệnh ở bệnh viện tuyến tỉnh bắt đầu từ ngày 01/01/2021 trở đi.
- 100% chi phí khám, chữa bệnh tại các bệnh viện tuyến huyện.
IV. Thủ tục tham gia BHYT hộ gia đình
Để đăng ký mua Bảo hiểm y tế hộ gia đình, người tham gia có thể làm thủ tục tại các đại lý thu BHXH hoặc cơ quan BHXH xã, phường, thị trấn nơi cư trú. Trình tự mua BHYT hộ gia đình được hướng dẫn trong Công văn 3170/BHXH-BT ngày 24/8/2015:
Mẫu tờ khai sử dụng để kê khai thông tin BHYT là mẫu TK1-TS. Người tham gia điền đầy đủ thông tin cá nhân, kê khai toàn bộ thành viên trong hộ gia đình vào danh sách người tham gia BHYT (DK01).
Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký tham gia BHYT hộ gia đình
Sau khi đã kê khai thông tin, người dân nộp tờ khai cho các cơ quan BHXH hoặc đại lý thu BHXH kèm theo các giấy tờ sau:
- Bản sao sổ hộ khẩu của gia đình.
- Với những thành viên đã có thẻ BHYT thì cần cung cấp bản chính hoặc bản chụp ảnh để xác định giảm trừ mức đóng.
Mức đóng BHYT hộ gia đình sẽ được xác định dựa theo mức lương cơ sở hiện hành. Sau khi nộp hồ sơ, người dân sẽ đóng tiền BHYT theo mức này và nhận giấy hẹn trả kết quả.
Căn cứ theo ngày trả kết quả trên giấy hẹn, người dân sẽ đến lấy thẻ BHYT hộ gia đình tại nơi nộp hồ sơ.
Phòng PBGDPL
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn