Nghề “Trợ giúp viên pháp lý” trong hoạt động tố tụng

Thứ tư - 15/08/2018 17:00

Đọc bằng audio

Vào năm 2006, khi mà đội ngũ Luật sư trong cả nước cũng như trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã phát triển mạnh và dần đi vào nề nếp ổn định, đa phần người dân đã biết nhiều về Luật sư, đã hiểu về những công việc mà Luật sư phải làm. Khi ấy, Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 đã cho ra đời một chức danh hoàn toàn mới mẻ trong hoạt động tố tụng tại Việt Nam, Trợ giúp viên pháp lý.

Trợ giúp viên pháp lý theo Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006 quy định công dân Việt Nam thường trú tại Việt Nam, là viên chức nhà nước và làm việc tại Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước có đủ tiêu chuẩn sau đây thì được công nhận là Trợ giúp viên pháp lý:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Phẩm chất đạo đức tốt;

- Có bằng cử nhân luật;

- Có Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý.

Người đã từng là luật sư theo quy định của Luật Luật sư hoặc được miễn khóa đào tạo nghề luật sư theo quy định của Luật Luật sư, đang làm việc tại các Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước, được cử tham dự kiểm tra bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý; nếu đạt yêu cầu kiểm tra khóa bồi dưng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý thì được Học viện Tư pháp, Bộ Tư pháp cấp Chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật".

- Có thời gian làm công tác pháp luật từ hai năm trở lên; Có sức khoẻ.

Trợ giúp viên pháp lý thực hiện trợ giúp pháp lý bằng các hình thức đa dạng, phong phú, cụ thể là: Tư vấn pháp luật; Tham gia tố tụng; Đại diện ngoài tố tụng cho người được trợ giúp pháp lý để thực hiện các công việc có liên quan đến pháp luật.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh được thành lập và hoạt động hơn 20 năm, sự đi lên và phát triển của Trung tâm gắn liền với những năm tháng thăng trầm của những người làm công tác trợ giúp pháp lý. Trung tâm hiện có 08 viên chức đã được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh bổ nhiệm Trợ giúp viên pháp lý. Sau khi được bổ nhiệm, tất cả Trợ giúp viên pháp lý đều tích cực tham gia tố tụng để bào chữa, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người thuộc diện được trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh.

Trung bình mỗi năm, Trung tâm thụ lý và tiếp nhận khoảng từ 150 - 200 vụ tham gia tố tụng từ các cơ quan tiến hành tố tụng chuyển sang và từ người dân đến yêu cầu. Số lượng vụ án có Trợ giúp viên pháp lý tham gia chiếm hơn 70% trên tổng số vụ việc. Vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý thực hiện tăng đều theo các năm; chất lượng vụ việc thì ngày được nâng cao.

Sự tích cực và nhiệt tình tham gia tố tụng của Trợ giúp viên pháp lý trong thời gian vừa qua đã mang lại nhiều hiệu quả tích cực; đã góp phần quan trọng bảo đảm để các vụ án được giải quyết một cách khách quan, công bằng và đúng pháp luật. Là cơ sở thực tiễn cho việc đưa ra định hướng có ý nghĩa quan trọng nhằm thúc đẩy và đảm bảo việc tranh tụng giữa Kiểm sát viên và Trợ giúp viên pháp lý, bước đầu hình thành cơ chế phán quyết của Tòa án xuất phát từ kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Đồng thời bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp các đương sự là người được trợ giúp pháp lý.

Nhiều vụ án có sự tham gia của Trợ giúp viên pháp lý đã giúp cho họ được sự công bằng và giành được quyền nuôi con, quyền về tài sản. Hay có những trường hợp người dân bị lừa dối trong vay tiền bằng việc ký chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Từ một người trắng tay, mất hết tài sản khi đến với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước Tây Ninh thì rồi cuối cùng họ đã đòi lại được một phần tài sản bị lừa dối.

Năm 2017, được đánh dấu mốc quan trọng trong công tác trợ giúp pháp lý trên toàn quốc, là thời điểm Luật Trợ giúp pháp lý năm 2017 được ban hành và thay thế Luật Trợ giúp pháp lý năm 2006, Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2018. Cũng vào thời điểm này, nhiều văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng khác có hiệu lực thi hành đã đồng loạt ghi nhận "Trợ giúp viên pháp lý" là một trong những người bào chữa, bảo vệ trong hoạt động tố tụng tại Việt Nam. Đó là điểm sáng, những khởi sắc mới cho những người làm nghề trợ giúp pháp lý hôm nay.

Trải qua 20 năm hình thành và hoạt động với sứ mệnh thiêng liêng mang tính nhân đạo, nhân văn là trợ giúp pháp lý cho những người yếu thế trong xã hội, cũng là một quá trình dài để Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh xây dựng và từng bước giữ vững thương hiệu là người bạn đồng hành của người nghèo, người có công với cách mạng, người khuyết tật… trên con đường dẫn đến sự công bằng, tôn nghiêm của pháp luật./.

 

Trợ giúp viên pháp lý – Ngọc Linh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập8
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay2,172
  • Tháng hiện tại97,956
  • Tổng lượt truy cập5,915,428
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây