Thực hiện Luật Trợ giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và Thông tư số 03/2021/TT-BTP ngày 25/5/2021 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 08/2017/TT-BTP ngày 15/11/2017 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết một số điều của Luật Trợ giúp pháp lý và hướng dẫn giấy tờ trong hoạt động trợ giúp pháp lý; Thông tư số 12/2018/TT-BTP ngày 28/8/2018 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về hướng dẫn một số hoạt động nghiệp vụ trợ giúp pháp lý và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.
Để tổ chức thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và nâng cao trách nhiệm của người thực hiện trợ giúp pháp lý, tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý bảo đảm chất lượng vụ việc và đánh giá chất lượng vụ việc. Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh xây dựng Kế hoạch thực hiện đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh năm 2023 với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Tăng cường sự quản lý nhà nước về công tác trợ giúp pháp lý và hoạt động đánh giá chất lượng và quản lý chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh; đảm bảo việc đánh giá chất lượng, hiệu quả góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trợ giúp pháp lý để người được trợ giúp pháp lý được thụ hưởng chính sách trợ giúp pháp lý với chất lượng tốt nhất.
- Làm căn cứ xác định trách nhiệm, năng lực của tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, người thực hiện trợ giúp pháp lý trong thực hiện công tác trợ giúp pháp lý; cơ sở để bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao năng lực cho người thực hiện trợ giúp pháp lý và tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý, nhằm bảo vệ quyền lợi một cách tốt nhất cho người được trợ giúp pháp lý.
2. Yêu cầu
- Việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý phải thực hiện khách quan, toàn diện và đúng thực chất kết quả vụ việc đã hoàn thành.
- Việc đánh giá dựa trên cơ sở các tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý theo quy định tại Điều 16 Thông tư số 12/2018/TT-BTP; được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP và Bảng Tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 2253/QĐ-STP ngày 12/10/2022 của Sở Tư pháp.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Phạm vi, đối tượng đánh giá
- Sở Tư pháp sẽ tổ chức đánh giá chất lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng đã hoàn thành từ ngày 01/9/2022 – 31/8/2023 của Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh.
- Số lượng các vụ việc trợ giúp pháp lý được đánh giá là 30% tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý do Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh hoàn thành trong khoản thời gian trên.
2. Sở Tư pháp thành lập Đoàn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, gồm:
- Đại diện Lãnh đạo Sở Tư pháp - Trưởng đoàn;
- Đại diện Lãnh đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước - Thành viên;
- 01 Lãnh đạo Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp - Thành viên;
- 01 Công chức Phòng Hành chính và Bổ trợ tư pháp - Thành viên;
- Luật sư có kinh nghiệm - Thành viên;
- Trợ giúp viên pháp lý - Thành viên.
3. Nội dung, thời gian, địa điểm đánh giá
- Nội dung đánh giá là toàn bộ các tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý quy định tại Điều 16 Thông tư số 12/2018/TT-BTP; được sửa đổi, bổ sung tại khoản 11 Điều 2 Thông tư số 03/2021/TT-BTP và Bảng Tiêu chí đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý trên địa bàn tỉnh Tây Ninh ban hành kèm theo Quyết định số 2253/QĐ-STP ngày 12/10/2022 của Sở Tư pháp.
- Việc đánh giá sẽ được tổ chức thành 01 đợt trong năm 2023.
- Thời gian đánh giá là 30 ngày (dự kiến trong tháng 09, 10/2023); địa điểm đánh giá: Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh.
- Mốc thời gian lấy số liệu vụ việc để đánh giá: các vụ việc trợ giúp pháp lý bằng hình thức tham gia tố tụng được thực hiện hoàn thành trong khoảng thời gian từ ngày 01/9/2022 - 31/8/2023.
4. Phương pháp, cách thức tiến hành đánh giá
4.1. Phương pháp đánh giá
Để đảm bảo việc đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý khách quan, chính xác, toàn diện tùy theo từng vụ việc cụ thể người đánh giá có thể sử dụng một hoặc kết hợp các phương pháp sau:
- Trực tiếp kiểm tra, nghiên cứu, xem xét hồ sơ vụ việc trợ giúp pháp lý;
- Khảo sát, trực tiếp tiếp xúc, làm việc để nghe ý kiến phản hồi của người được trợ giúp pháp lý hoặc người thân thích của người được trợ giúp pháp lý, cá nhân, tổ chức có liên quan khác;
- Xem xét kiến nghị hoặc phản ánh của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan hoặc các phương tiện thông tin đại chúng (nếu có).
4.2. Cách thức tiến hành đánh giá
- Sau khi Sở Tư pháp thành lập Đoàn đánh giá, các thành viên trong Đoàn trên cơ sở tổng số vụ việc trợ giúp pháp lý cần đánh giá trong năm 2023 theo Kế hoạch đã đề ra, lựa chọn ngẫu nhiên các vụ việc trợ giúp pháp lý trong danh sách các vụ việc trợ giúp pháp lý đã hoàn thành trong thời gian từ ngày 01/9/2022- 31/8/2023 của Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước và đề nghị Trung tâm trợ giúp pháp lý nhà nước cung cấp hồ sơ cụ thể.
- Đoàn đánh giá phân công người đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý của từng Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư ký hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý với Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh theo cách thức sau:
+ Người đánh giá, dựa trên các tiêu chí trong bảng điểm, hồ sơ vụ việc tiến hành đánh giá từng vụ việc cụ thể và chịu trách nhiệm về kết quả đánh giá của mình;
+ Đoàn đánh giá được chia thành 03 tổ; thành viên trong một tổ đánh giá một vụ việc cụ thể, tổng số điểm vụ việc đạt được là số điểm bình quân của tổ đánh giá.
- Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư là người đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý không đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý do chính Trợ giúp viên pháp lý, Luật sư đó thực hiện.
5. Xếp loại và đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý
Các vụ việc đưa ra đánh giá được xếp loại, trên cơ sở số điểm đạt được, thực hiện việc xếp loại theo quy định tại Điều 17 Thông tư số 12/2018/TT-BTP gồm các mức sau:
- Vụ việc chất lượng tốt: Vụ việc có tổng số điểm đạt từ 90 điểm trở lên.
- Vụ việc chất lượng khá: Vụ việc có tổng số điểm đạt từ 70 đến dưới 90 điểm.
- Vụ việc đạt chất lượng: Vụ việc có tổng số điểm đạt từ 50 đến dưới 70 điểm.
- Vụ việc không đạt chất lượng: Vụ việc có tổng số điểm đạt dưới 50 điểm hoặc vụ việc mà người thực hiện trợ giúp pháp lý hoặc tổ chức thực hiện trợ giúp pháp lý vi phạm điều cấm quy định tại khoản 1 Điều 6 của Luật Trợ giúp pháp lý.
Trên cơ sở xếp loại chất lượng vụ việc, người đánh giá xác định kết quả vụ việc tham gia tố tụng thành công hay không thành công.
Xem nội dung đầy đủ chọn vào tập tin bên dưới
Tác giả: Quản trị
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn