Kế hoạch Chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh năm 2022

Thứ năm - 21/04/2022 13:43

Đọc bằng audio

KẾ HOẠCH

Chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng
Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh năm 2022

 

Căn cứ Quyết định số 848/QĐ-UBND ngày 07/4/2022 của UBND tỉnh         Tây Ninh về việc ban hành Kế hoạch chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng tỉnh Tây Ninh năm 2022;

Nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong việc chuyển đổi số và đảm bảo     an toàn thông tin mạng, Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch năm 2022 như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

a) Cụ thể hóa và triển khai có hiệu quả các mục tiêu, nhiệm vụ được giao trong Nghị quyết của Tỉnh ủy, Chương trình, Kế hoạch của UBND tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Tây Ninh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.

b) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) vào thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc lĩnh vực tư pháp, nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành, thúc đẩy cải cách hành chính (CCHC), nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công.

c) Tập trung Triển khai phần mềm công chứng, chứng thực (giai đoạn 2), tích hợp với cơ sở dữ liệu dùng chung của tỉnh và quốc gia; đẩy mạnh thực hiện số hóa dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu về thủ tục hành chính (TTHC); đồng thời bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên môi trường mạng.

d) Nâng cao nhận thức của công chức, viên chức, người lao động và người dân, doanh nghiệp về sự cần thiết, tính cấp bách của chuyển đổi số Tư pháp nói riêng và của tỉnh nói chung nhằm đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số vào sự phát triển phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Tây Ninh.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Tập trung Triển khai phần mềm công chứng, chứng thực (giai đoạn 2)

b) 70% TTHC đáp ứng điều kiện nâng lên mức độ 4, được tích hợp lên Cổng Dịch vụ công quốc gia; 100% hồ sơ TTHC tiếp nhận và trả kết quả trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Cổng dịch vụ công và Hệ thống một cửa điện tử của tỉnh được xác thực điện tử;

c) Tỷ lệ hồ sơ giải quyết theo dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 trên tổng số hồ sơ đạt từ 30% trở lên; 100% hồ sơ được giải quyết thông qua Hệ thống thông tin một cửa điện tử. Tối thiểu 90% người dân và doanh nghiệp hài lòng về việc               giải quyết thủ tục hành chính;

d) 100% báo cáo định kỳ (không bao gồm nội dung mật) của Sở được cập nhật, chia sẻ trên hệ thống thông tin báo cáo của tỉnh và kết nối với hệ thống thông tin báo cáo quốc gia, phục vụ hiệu quả hoạt động quản lý, chỉ đạo, điều hành;

đ) Đảm bảo 100% máy tính phục vụ công việc được trang bị phần mềm phòng chống mã độc đáp ứng theo Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 25/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc nâng cao năng lực phòng, chống phần mềm độc hại.

e) 100% cán bộ, công chức, viên chức và người lao động của Sở được           tuyên truyền, phổ biến về thói quen, trách nhiệm và kỹ năng cơ bản bảo đảm an toàn thông tin.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức về chuyển đổi số

a) Tổ chức phổ biến, quán triệt chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chuyển đổi số đối với đội ngũ công chức, viên chức và người lao động bằng nhiều hình thức triển khai, đào tạo, tập huấn, bồi dưỡng (trực tiếp qua các cuộc họp, hội nghị giao ban, định kỳ hoặc đột xuất của cơ quan; gián tiếp trên Cổng thông tin điện tử, Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (eGov), nhóm Zalo, fanpage Sở Tư pháp,…) gắn các mục tiêu, nhiệm vụ về chuyển đổi số với chương trình hành động, kế hoạch, nhiệm vụ của Sở về chuyển đổi số.

b) Xây dựng mục chuyển đổi số trên Cổng thông tin điện tử Sở Tư pháp       nhằm tuyên truyền, cung cấp thông tin cũng như thu hút sự quan tâm của người dân, doanh nghiệp…...

c) Tăng cường sự tham gia của người dân và doanh nghiệp vào quá trình chuyển đổi số của ngành Tư pháp như tham gia góp ý, cung cấp dữ liệu, giám sát và sử dụng các dịch vụ, tiện ích được triển khai.

2. Đẩy mạnh ứng dụng các phần mềm đã triển khai và hoàn thiện môi trường pháp lý về chuyển đổi số

a) Tăng cường sử dụng khai thác triệt để Phần mềm Lý lịch tư pháp quốc gia do Bộ Tư pháp cung cấp;

b) Thường xuyên cập nhật thông tin lên Cổng Thông tin điện tử của Sở, Cổng Dịch vụ công trực tuyến của tỉnh, nhất là văn bản quy phạm pháp luật về chuyên ngành, danh mục thủ tục hành chính và dịch vụ công mức độ 3, mức độ 4;

c) Đẩy mạnh việc sử dụng chữ ký số và gửi liên thông văn bản qua Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (eGov);

d) Tập trung hướng dẫn, xử lý kịp thời các vấn đề phát sinh trong việc sử dụng phần mềm hộ tịch, chứng thực điện tử của 09 huyện, thị xã, thành phố và 94 xã, phường, thị trấn;

đ) Tăng cường đẩy mạnh việc sử dụng phần mềm một cửa điện tử;

e) Quán triệt công chức, viên chức, người lao động sử dụng hộp thư điện tử của tỉnh trong công việc;

g) Tiếp tục triển khai thực hiện Phần mềm Cơ sở dữ liệu công chứng, chứng thực trên địa bàn tỉnh Tây Ninh theo Quy chế do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành.

h) Khai thác và sử dụng phần mềm quản lý tổ chức và hoạt động trợ giúp pháp lý, đấu giá, công chứng.

i) Triển khai các dịch vụ công trực tuyến theo đúng quy định của pháp luật.

j) Kết nối, tích hợp, chia sẽ với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.

k) Phối hợp rà soát, tham gia ý kiến sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về xây dựng cơ chế chính sách đảm bảo cho công cuộc chuyển đổi số của tỉnh đạt hiệu quả.

l) Rà soát, cập nhật, bổ sung các quy định, quy chế về các phần mềm, về an toàn thông tin, sử dụng chữ ký số, các giải pháp thúc đẩy người dân, doanh nghiệp sử dụng các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4.

3. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ quá trình chuyển đổi số

a) Đẩy mạnh việc tự học tập, chủ động nâng cao nhận thức của công chức, viên chức và người lao động về CNTT, ứng dụng CNTT, thực hiện chuyển đổi số trong hoạt động thực thi công vụ.

b) Cử công chức, viên chức và người lao động tham dự đầy đủ các chương trình đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao kiến thức về CNTT, chuyển đổi số, an toàn     thông tin mạng do Sở Thông tin và Truyền thông, Sở Nội vụ tổ chức.

4. Phát triển hạ tầng số, dữ liệu, ứng dụng

a) Đề xuất đầu tư, nâng cấp, hoàn thiện trang thiết bị, mạng máy tính, hệ thống họp trực tuyến,... đảm bảo đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số và an toàn, an ninh thông tin tại Sở Tư pháp và đơn vị trực thuộc.

b) Phối hợp triển khai ứng dụng IPV6 trên hạ tầng mạng của Sở Tư pháp theo Chương trình triển khai của tỉnh.

c) Phối hợp triển khai, kết nối liên thông cơ sở dữ liệu chuyên ngành với phần mềm một cửa của tỉnh, định hướng tích hợp lên Trung tâm IOC của tỉnh.

d) Phối hợp nâng cấp, chuẩn hoá các hệ thống thông tin dùng chung của tỉnh như hệ thống một cửa điện tử; cổng dịch vụ công trực tuyến; Hệ thống quản lý văn bản và điều hành (eGov); hệ thống họp không giấy,… theo các văn bản, quy định mới của tỉnh và các cơ quan Trung ương.

e) Phối hợp kiểm tra, đánh giá (về kỹ thuật) an toàn thông tin đối với hệ thống thông tin của đơn vị.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Chánh Văn phòng Sở có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch này, đôn đốc, theo dõi tiến độ thực hiện và báo cáo kết quả cho Ban Giám đốc Sở.

2. Thủ trưởng các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở quán triệt công chức, viên chức và người lao động thuộc trách nhiệm quản lý thực hiện tốt Kế hoạch này.

Trên đây là Kế hoạch Chuyển đổi số và đảm bảo an toàn thông tin mạng         của Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh năm 2022.

Tác giả: Quản trị

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập21
  • Máy chủ tìm kiếm13
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay5,431
  • Tháng hiện tại76,433
  • Tổng lượt truy cập4,538,510
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây