Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh và Công an tỉnh Tây Ninh tổ chức lễ ký kết chương trình phối hợp về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự

Thứ ba - 09/07/2024 09:38

Đọc bằng audio

Thực hiện Chương trình phối hợp số 5789/CTPH-BTP-BCA, ngày 27/11/2023 của Bộ Tư pháp, Bộ Công an ban hành Chương trình phối hợp về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự; ngày 04/7/2024 tại Hội trường Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh,  Sở Tư pháp và Công an tỉnh đã tổ chức buổi lễ ký kết Chương trình phối hợp về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự thực hiện trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Đồng chí Lý Hồng Sinh – Phó Giám đốc Công an tỉnh và đồng chí Nguyễn Minh Vũ – Phó Giám đốc Sở Tư pháp

Tại buổi lễ, đồng chí Lý Hồng Sinh – Phó Giám đốc Công an tỉnh phát biểu ý kiến sẽ cùng với Ban giám đốc Công an tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai, quán triệt cho toàn thể trong toàn thể lực lượng công an tỉnh nói chung và lực lượng làm công các điều tra nói riêng Chương trình phối hợp về trực trợ giúp pháp lý trong điều tra hình sự của Trung ương và Chương trình phối hợp của tỉnh; chỉ đạo các cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thuộc Công an tỉnh, Công an cấp huyện, cơ sở giam giữ, Công an cấp xã tại địa phương triển khai thực hiện Chương trình này.

Phối hợp với Sở Tư pháp thống nhất về việc niêm yết danh sách, số điện thoại của người trực, số điện thoại của người hỗ trợ trực, số điện thoại trực của Trung tâm tại trụ sở; Thống kê việc gọi điện cho người trực, người hỗ trợ trực; Bố trí địa điểm, điều kiện phù hợp để người trực kiểm tra diện người được trợ giúp pháp lý, gặp gỡ, làm việc với người được trợ giúp pháp lý. Hướng dẫn cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ sở giam giữ, Công an cấp xã thống kê việc gọi điện cho người trực, người hỗ trợ trực.

Đồng chí Nguyễn Minh Vũ – Phó Giám đốc Sở Tư pháp phải biểu chỉ đạo Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước có nhiệm vụ làm đầu mối, tham mưu Ban Giám đốc Sở Tư pháp tổ chức triển khai thực hiện Chương trình phối hợp này: chủ trì, phối hợp với Phòng Tham mưu-Công an tỉnh theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đánh giá, sơ kết, tổng kết việc triển khai thực hiện Chương trình phối hợp này; Phối hợp với cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, cơ sở giam giữ thuộc Công an cấp tỉnh; Công an cấp huyện; Công an cấp xã  để triển khai thực hiện Chương trình; thống nhất về việc niêm yết danh sách, số điện thoại của người trực, số điện thoại của người hỗ trợ trực, số điện thoại trực của Trung tâm; Lập dự toán cho việc thực hiện Chương trình; lập danh sách, phân công người trực, người hỗ trợ trực thực hiện nội dung phối hợp theo Chương trình; chỉ trả bồi dưỡng, thù lao, chi phí phát sinh trong quá trình trực trợ giúp pháp lý cho người trực, người hỗ trợ trực; thống kê vào Sổ trực trợ giúp pháp lý; đánh giá, báo cáo kết quả thực hiện Chương trình và đề xuất giải pháp gửi Sở Tư pháp.

Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước có trách nhiệm định kỳ tham mưu Sở Tư pháp báo cáo, đánh giá kết quả thực hiện, sơ kết, tổng kết Chương trình ở địa phương và đề xuất giải pháp gửi Bộ Tư pháp./.

                                                                                       Ngọc Linh

Tác giả: Quản trị, TGPL

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập87
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm86
  • Hôm nay5,747
  • Tháng hiện tại22,842
  • Tổng lượt truy cập5,726,249
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây