Chuyển đổi số là yêu cầu, đòi hỏi khách quan

Thứ sáu - 28/07/2023 18:43

Đọc bằng audio

Báo cáo của Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số (CĐS) tại phiên họp gần đây nhất - Phiên họp lần thứ 5 vào tháng 2/2023 cho thấy, việc thực hiện các chủ trương, đường lối, chiến lược, chương trình của Đảng, Chính phủ, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực triển khai CĐS để phát triển kinh tế - xã hội.

 

https://cntt.moj.gov.vn/qt/tintuc/PublishingImages/2023/2023.7/1207c%C4%91s.jpg

Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới


Để tiếp tục đẩy mạnh triển khai CĐS bền vững, thực chất, đồng bộ thì dữ liệu số là yếu tố quyết định. Do vậy, chủ đề của năm 2023 - Năm quốc gia về dữ liệu số là “Tạo lập và khai thác dữ liệu số để tạo ra giá trị mới”, từ đó đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong phát triển đất nước. Năm 2023 còn là năm bản lề của giai đoạn 2021 - 2025. Năm 2023 thành công với việc hoàn thành các mục tiêu quan trọng đã đặt ra đến năm 2025 sẽ tạo lập nền tảng mang tính quyết định đến việc hoàn thành các mục tiêu chiến lược không chỉ giai đoạn 2021 - 2025 mà còn cho cả giai đoạn đến năm 2030.


Thời gian qua, các bộ, ngành, địa phương đã nỗ lực và đạt nhiều kết quả bước đầu đáng ghi nhận, giúp nâng cao chất lượng cung cấp dịch vụ công theo hướng “lấy người sử dụng làm trung tâm”, nâng cao hiệu quả quản lý, chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo các cấp “dựa trên dữ liệu số”, nâng cao năng suất lao động của đội ngũ công chức, viên chức người lao động của cơ quan nhà nước “dựa trên nền tảng số, dữ liệu số”, đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, tăng năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia.


Vì vậy, về nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, trong phát biểu kết luận phiên họp, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về CĐS yêu cầu các bộ, ngành, địa phương đẩy mạnh CĐS trong cả công tác chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện và đánh giá mức độ hoàn thành trong các bộ, ngành, địa phương; kết nối các hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia, chuyên ngành với Trung tâm thông tin, chỉ đạo điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ; đẩy mạnh việc chia sẻ các thông tin, dữ liệu về kinh tế - xã hội từ các bộ, ngành Trung ương đến địa phương nhằm sử dụng hiệu quả các cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tham mưu, đề xuất, hoạch định chính sách. Cùng với đó, đẩy mạnh xây dựng, cập nhật, liên thông, kết nối, chia sẻ các nền tảng số, cơ sở dữ liệu một cách đồng bộ, thực chất, hiệu quả, phục vụ tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp.


Thủ tướng chỉ rõ, phải tập trung hoàn thành và triển khai 53 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06 và Quyết định số 422/QĐ-TTg của Thủ tướng; hoàn thiện quy trình nghiệp vụ, số hóa hồ sơ, kết quả giải quyết thủ tục hành chính, kết nối các dịch vụ công trực tuyến với Cổng dịch vụ công quốc gia, góp phần giảm thiểu thời gian, tiết kiệm chi phí cho người dân, doanh nghiệp; hạn chế tham nhũng, tiêu cực. Ngoài ra, tập trung rà soát, chuẩn hóa, điện tử hóa mẫu đơn tờ khai theo hướng cắt giảm tối thiểu 20% thông tin phải khai báo trên cơ sở tái sử dụng dữ liệu đã được số hóa...


Sử dụng công nghệ số là vấn đề sống còn của báo chí


Riêng trong lĩnh vực báo chí, ngày 6/5 vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược CĐS báo chí đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Để thực thi Chiến lược này, Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) đã thành lập Trung tâm Hỗ trợ CĐS báo chí, trực thuộc Cục Báo chí. Bộ trưởng Bộ TT&TT Nguyễn Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Có khó khăn gì, cần hỗ trợ gì, các cơ quan báo chí hãy liên hệ với Trung tâm này.


Bộ TT&TT đã, đang và sẽ huy động các doanh nghiệp viễn thông, các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam hỗ trợ một cách toàn diện, cả về hạ tầng, nền tảng công nghệ và nhân lực công nghệ thông tin. Bộ TT&TT cũng sẽ chủ trì xây dựng một số nền tảng số dùng chung cho các cơ quan báo chí, nhất là các cơ quan báo chí nhỏ, hạn chế về các nguồn lực. Cơ quan báo chí lớn thì có thể đầu tư, phát triển công nghệ, cơ quan báo chí nhỏ thì nên thuê dịch vụ”.


Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng, báo chí của chúng ta gần trăm năm nay tập trung vào làm nội dung, tập trung vào cây bút, trang giấy mà ít khi phải lo vấn đề công nghệ. Nhưng công nghệ số đã trở thành lực lượng sản xuất cơ bản của hầu hết các lĩnh vực, đặc biệt là báo chí. Công nghệ số ảnh hưởng đầu tiên, mạnh mẽ nhất và sâu rộng nhất là tới lĩnh vực báo chí, truyền thông. Việc sử dụng công nghệ số để làm báo đã trở thành vấn đề sống còn của báo chí.


Không những thế, báo chí của chúng ta trước đây độc quyền về cả nội dung, kênh phân phối. Nhưng với sự xuất hiện của truyền thông xã hội thì không như vậy nữa. Một cá nhân trên mạng xã hội có thể ảnh hưởng lớn như một tờ báo. Thông tin đến với người dân qua rất nhiều nền tảng số khác nhau, có thể là trang web, có thể là mạng xã hội. “Vậy báo chí sẽ phải làm gì? Báo chí cách mạng phải trở thành dòng chủ lưu trên không gian mạng. Dẫn dắt thông tin trên không gian mạng. Thay vì viết nhiều bài thì viết bài để dẫn dắt. 5% tin, bài của báo chí phải dẫn được 95% tin, bài còn lại. Mỗi cơ quan báo chí phải trở thành nền tảng để người dân tham gia viết, sáng tạo nội dung. Làm chủ nền tảng là làm chủ dòng chính”, Bộ trưởng Nguyễn Mạnh Hùng nêu rõ.

 

Nguồn: https://cntt.moj.gov.vn/Pages/tintuc15nam.aspx?ItemID=235

Tác giả: Quản trị, Nia

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Hôm nay1,645
  • Tháng hiện tại91,472
  • Tổng lượt truy cập5,794,879
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây