TÓM TẮT ĐÁP ÁN THI TÌM HIỂU PHÁP LUẬT THÁNG 5/2019
(Chủ đề phòng, chống xâm hại trẻ em)
_______________
Câu 1. Đáp án c (Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016).
Câu 2. Đáp án c (Khoản 5 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016).
Câu 3. Đáp án c (Từ Điều 12 đến Điều 36 Luật Trẻ em năm 2016)
Câu 4. Đáp án b (Khoản 1 Điều 47, Điều 48, Điều 49, Điều 50 Luật Trẻ em năm 2016).
Câu 5. Đáp án c (Khoản 1 Điều 11 Luật Trẻ em năm 2016).
Câu 6. Thế nào là "Xâm hại tình dục trẻ em", quy định tại Khoản 8 Điều 4 Luật Trẻ em năm 2016. Thế nào là "Trẻ em bị xâm hại tình dục" quy định tại Điều 13 Nghị định số 56/2017/NĐ-CP. "Trẻ em có quyền được bảo vệ để không bị xâm hại tình dục" quy định tại Điều 25 Luật Trẻ em năm 2016. "Trách nhiệm cung cấp, xử lý thông tin, thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em" quy định tại Điều 51 Luật Trẻ em năm 2016.
Câu 7. Chỉ thị số 18/CT-TTg, ngày 16/5/2017 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em đã chỉ đạo tại điểm 1,2,3,7,8 cho Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Công an; Bộ Giáo dục – Đào tạo; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao thực hiện các giải pháp phòng, chống bạo lực, xâm hại trẻ em.
Câu 8. Hành vi kích động tình dục hoặc lạm dụng thân thể đối với thành viên gia đình mà thành viên đó không phải là vợ, chồng thì bị xử lý theo quy định tại Điểm b Khoản 3 và khoản 4 Điều 52 Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Các tội phạm xâm phạm tình dục trẻ em được quy định trong Bộ luật Hình sự năm 2015 tại Chương XIV (Các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự của con người) gồm 5 điều (Điều 142, Điều 144, Điều 145, Điều 146, Điều 147).
Mức hình phạt cao nhất của các loại tội phạm này như sau: Điều 142, tử hình; Điều 144, chung thân; Điều 145, 15 năm; Điều 146, 12 năm; Điều 147, 12 năm./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn