CÂU HỎI CUỘC THI VIẾT TÌM HIỂU PHÁP LUẬT THÁNG 6 NĂM 2020
(Chủ đề: Tìm hiểu pháp luật về trẻ em)
_____________
Câu 1 (Chọn đáp án đúng nhất). Tại Việt Nam, tổ chức đại diện tiếng nói, nguyện vọng của trẻ em và giám sát việc thực hiện quyền trẻ em theo ý kiến, nguyện vọng của trẻ em là:
a. Trung ương Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh.
b. Ủy ban văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
c. Chính phủ.
d. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
Câu 2 (Chọn đáp án đúng nhất). Đối tượng nào sau đây thuộc người được trợ giúp pháp lý?
a. Trẻ em.
b. Người bị buộc tội từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
c. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi là bị hại trong vụ án hình sự có khó khăn về tài chính.
d. Các đối tượng trên.
Câu 3 (Chọn đáp án đúng nhất). Theo quy định của Bộ luật lao động năm 2012, người sử dụng lao động có được sử dụng lao động dưới 15 tuổi không?
a. Có.
b. Không.
Câu 4 (Chọn đáp án đúng nhất). Trẻ em không được thực hiện mọi giao dịch dân sự:
a. Đúng.
b. Sai.
Câu 5 (Chọn đáp án đúng nhất). Thực hiện hành vi quan hệ tình dục với người dưới 13 tuổi khi được người đó đồng thuận thì được xác định là:
a. Không phạm tội.
b. Phạm tội hiếp dâm.
c. Phạm tội hiếp dâm người dưới 16 tuổi.
d. Phạm tội dâm ô đối với người dưới 16 tuổi.
Câu 6. Công ước về Quyền trẻ em được tổ chức nào thông qua và vào thời gian nào? Ngày nào công ước quyền trẻ em mở cho các nước ký? Có hiệu lực từ ngày nào? Thế nào là trẻ em theo quy định của Công ước và theo quy định của pháp luật Việt Nam? Ngày Việt Nam ký Công ước? Ngày Việt Nam phê chuẩn Công ước? Việt Nam phê chuẩn sau nước nào trên thế giới? Các quyền của trẻ em được chia theo nhóm như thế nào? Nội dung chi tiết 4 nhóm quyền trẻ em? Các nguyên tắc xuyên suốt toàn bộ Công ước là gì? Khi phê chuẩn Công ước thì quốc gia thành viên có nghĩa vụ gì?
Câu 7. Các yêu cầu bảo vệ trẻ em được pháp luật Việt Nam quy định như thế nào? Hãy nêu rõ các cấp độ bảo vệ trẻ em? Các biện pháp bảo vệ trẻ em vi phạm pháp luật, trẻ em là người bị hại, trẻ em là người làm chứng được quy định như thế nào?
Câu 8. Theo pháp luật Việt Nam, những thông tin nào là thông tin bí mật đời sống riêng tư, bí mật cá nhân của trẻ em? Các biện pháp nào để bảo vệ thông tin bí mật đời sống riêng tư cho trẻ em trên môi trường mạng? Hành vi bạo hành với trẻ em bị xử lý như thế nào?
Các tài liệu tham khảo:
1. Công ước Liên Hợp quốc về quyền trẻ em.
2. Luật Trẻ em (số 14/VBHN-VPQH ngày 29/6/2018).
3. Luật Trợ giúp pháp lý (số 11/2017/QH14 ngày 20/6/2017).
4. Bộ luật lao động (số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012).
5. Bộ luật dân sự (số 91/2015/QH13 ngày 24/11/2015).
6. Bộ luật hình sự (số 01/VBHN-VPQH ngày 10/07/2017).
7. Các Nghị định, văn bản có liên quan./.
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn