Bảo vệ người tố cáo

Chủ nhật - 17/02/2019 23:00

Đọc bằng audio

Việc bảo vệ người tố cáo nhằm bảo vệ, khuyến khích, động viên người dân dũng cảm đấu tranh chống lại các hành vi tham nhũng, tiêu cực, vi phạm pháp luật, giúp các cơ quan nhà nước phát hiện và xử lý kịp thời, nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật. Đồng thời, bảo vệ người tố cáo là trách nhiệm của Nhà nước, là sự thể hiện cụ thể và sinh động bản chất của Nhà nước ta là Nhà nước của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân.

Trên cơ sở kế thừa và phát triển các quy định về bảo vệ tố cáo của Luật Tố cáo năm 2011 và Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo, Luật Tố cáo năm 2018 đã dành một chương (Chương VI) quy định về bảo vệ người tố cáo; theo đó, Luật quy định các vấn đề cơ bản như:

- Người được bảo vệ bao gồm: người tố cáo, vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người tố cáo (khoản 1 Điều 47).

- Phạm vi bảo vệ là thông tin của người tố cáo, vị trí công tác, việc làm, tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người được bảo vệ (khoản 1 Điều 47).

- Quyền và nghĩa vụ của người được bảo vệ.

Điều 48 Luật quy định: người được bảo vệ có các quyền như: quyền được biết về các biện pháp bảo vệ; được giải thích về quyền và nghĩa vụ khi được áp dụng biện pháp bảo vệ; đề nghị thay đổi, bổ sung, chấm dứt việc áp dụng biện pháp bảo vệ; từ chối áp dụng biện pháp bảo vệ; được bồi thường theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong trường hợp người tố cáo đã đề nghị người giải quyết tố cáo, cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ mà không được áp dụng biện pháp bảo vệ hoặc áp dụng không kịp thời, không đúng quy định của pháp luật, gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, tinh thần cho người được bảo vệ.

Ngoài ra, Luật cũng quy định: người được bảo vệ có nghĩa vụ chấp hành nghiêm chỉnh yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ; giữ bí mật thông tin về việc được bảo vệ; thông báo kịp thời đến cơ quan áp dụng biện pháp bảo vệ về những vấn đề phát sinh trong thời gian được bảo vệ.

- Về cơ quan có thẩm quyền áp dụng biện pháp bảo vệ, Luật quy định: trách nhiệm bảo vệ trước hết thuộc về cơ quan có thẩm quyền giải quyết tố cáo. Bên cạnh đó, các cơ quan khác, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình cũng có trách nhiệm bảo vệ người tố cáo và những người được bảo vệ theo quy định của Luật. Đó là cơ quan tiếp nhận, xác minh nội dung tố cáo, cơ quan Công an, cơ quan quản lý nhà nước về cán bộ, công chức, viên chức, lao động, Ủy ban nhân dân các cấp, Công đoàn các cấp và các cơ quan, tổ chức khác (Điều 49).

- Về trình tự, thủ tục bảo vệ, Luật quy định gồm: đề nghị áp dụng biện pháp bảo vệ; xem xét, quyết định bảo vệ người tố cáo; quyết định áp dụng biện pháp bảo vệ; thay đổi, bổ sung áp dụng biện pháp bảo vệ nếu xét thấy cần thiết trên cơ sở đề nghị bằng văn bản của người được bảo vệ; chấm dứt việc áp dụng biện phá bảo vệ (từ Điều 50 đến Điều 55).

- Về các biện pháp bảo vệ, Luật quy định các biện pháp cụ thể để bảo vệ bí mật thông tin; bảo vệ vị trí công tác, việc làm; bảo vệ tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm cho người được bảo vệ (từ Điều 56 đến Điều 58).

Phòng PBGDPL

 

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm10
  • Khách viếng thăm16
  • Hôm nay3,144
  • Tháng hiện tại78,336
  • Tổng lượt truy cập5,895,808
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây