Tình người nơi pháp đình

Thứ năm - 21/05/2020 16:00

Đọc bằng audio

Gia đình là nơi hình thành nhân cách, nuôi dưỡng tâm hồn cho trẻ em để mai sau thành những công dân sống có ích cho xã hội, là nơi rèn giũa để các em phát triển lành mạnh theo năm tháng. Nhưng hiện nay, vấn đề ly hôn, ly thân, bỏ bê con cái đang diển ra ngày càng nhiều, đó cũng là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến việc gia tăng tội phạm vị thành niên, là ghánh nặng cho cộng đồng và kéo theo những hệ lụy liên quan đến tệ nạn xã hội gia tăng đáng báo động.

Như vụ án "Trộm cắp tài sản" được Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu mở phiên tòa xét xử sơ thẩm vào sáng ngày 14/5/2020 cũng xuất phát từ việc gia đình, cha mẹ thiếu quan tâm dẫn đến con mình sinh ra lâm vào hoàn cảnh trộm cắp. Pháp luật tuy có tính chất nghiêm khắc, giáo dục tội phạm nhưng kết thúc bằng bản án thể hiện tính nhân văn sâu sắc tại chốn pháp đình.

Theo cáo trạng của VKSND huyện Gò Dầu truy tố đối với bị cáo Nguyễn Văn Cường và Nguyễn Văn Hùng vào khoảng 22 giờ, ngày 20/9/2019, tại khu vực thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh, Nguyễn Văn Cường do thiếu nợ của Nguyễn Văn Hùng 200.000 đồng, không có tiền trả đã nảy sinh ý định lấy trộm 01 cây bông trang dạng bonsai trị giá 11.300.000 đồng của anh Nguyễn Nguyên Bảo Thắng.

Khi được Hội đồng xét xử thẩm tra về lý lịch, bị cáo Nguyễn Văn Cường, sinh năm 2003 khai báo về hoàn cảnh gia đình, từ lúc sinh ra cho đến tận ngày hôm nay bị cáo không hề biết gì về mẹ ruột, bị mẹ bỏ rơi từ nhỏ không có vòng tay che chở, lơi ấm từ mẹ. Sống cùng với cha, mưu sinh bằng nhiều nghề làm mướn, lang thang rày đây mai đó, không có có nơi ở cố định.

Cha bị cáo có lúc cũng chung sống như vợ chồng với nhiều người phụ nữ. Đến năm bị cáo được khoảng 15 tuổi thì cha bị cáo tiếp tục sống chung với một người phụ nữ, mẹ kế quá khắt khe, thường xuyên đánh đập, hành hạ, không thể chung sống được nên bị cáo bỏ nhà đi sống lang thang tại khu vực huyện Trảng Bàng bằng nghề chăn vịt, chăn bò cho người khác để kiếm cơm hàng ngày không được đến trường như bao đứa trẻ khác. Đến tối ngủ trong chòi vịt, chuồng bò, nghe mà quá xót xa cho thân phận của một đứa trẻ ở tuổi ăn học, tổi mới lớn.

Bị cáo Nguyễn Văn Cường là người bị buộc tội từ đủ 16 đến dưới 18 tuổi nên được Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước tỉnh Tây Ninh phân công Trợ giúp viên pháp lý để bào chữa trong phiên tòa xét xử sơ thẩm tại Tòa án nhân dân huyện Gò Dầu.

Dẫu biết rằng hành vi phạm tội của các bị cáo là rất nguy hiểm, đã trực tiếp xâm phạm đến quyền sở hữu về tài sản của công dân được pháp luật bảo vệ, tuy nhiên xét về nguyên nhân cũng như hoàn cảnh, điều kiện tác động đến hành vi phạm tội thì thấy rằng bị cáo đáng thương hơn đáng trách. Cũng vì sống lang thang, không có nơi ở cố định, thiếu thốn về vật chất, em Cường có mượn của anh Nguyễn Văn Hùng 200.000 đồng để mua thức ăn. Sau đó, em Cường mới nảy sinh ý định đi trộm cây bông trang để trả nợ 200.000 đồng cho anh Hùng. Nên sau đó, em đã đi đến nhà của anh Thắng trộm cắp cây bông trang rồi đem đến trả cho anh Hùng để trừ nợ, có 200.000 đồng nhưng đánh đổi lại một hình phạt tù thật sự không đáng.

Trong thời kỳ Nhà nước ta đang phổ cập giáo dục cho công dân thì với độ tuổi của bị cáo Cường tính đến ngày xét xử đã hơn 17 như thế tối thiểu cũng có thể đọc và viết được tên của mình nhưng bị cáo Cường không hề biết một mặt chữ nào, không biết đọc, không biết viết, đó là một sự thiệt thòi rất lớn đối với bị cáo, thể hiện sự thiếu quan tâm của cha mẹ, trách nhiệm của gia đình, của xã hội.

Trước khi mở phiên tòa, cha ruột của bị cáo có đơn xin xét xử vắng mặt, từ chối hẳn trách nhiệm của bậc làm cha đối với chính núm ruột của mình, từ chối hẳn đứa con mà mình phải có nghĩa vụ cưu mang. Những người trong phòng xử án đều có cái nhìn cảm thương cho số phận của em, không biết cuộc đời em sau này sẽ như thế nào. Nhìn sâu trong ánh mắt của em làm cho mỗi người đều cảm thấy nhói lòng, em trả lời sống những ngày trong Nhà Tạm giữ hình như có cái ăn, cái mặc hơn là bên ngoài, có người trò chuyện cùng, có cán bộ quản giáo chăm sóc mà từ trước giờ em chưa được hưởng cảm giác của tình yêu thương.

Tại phiên tòa Trợ giúp viên pháp lý đã trình bày trước Hội đồng xét xử, thống nhất về tội danh và điều khoản mà Viện Kiểm sát nhân dân huyện Gò Dầu đã áp dụng  nhưng cũng đề nghị Hội đồng xét xử xem xét đến hoàn cảnh đáng thương của bị cáo như đã phân tích trên đây quyết định cho bị cáo một mức án phù hợp.

Hội đồng xét xử cân nhắc hành vi phạm tội, hoàn cảnh gia đình, nhân thân, cân nhắc lời bào chữa của Trợ giúp viên pháp lý quyết định cho bị cáo Cường hưởng mức án tù bằng thời hạn tạm giam, tạm giữ là 04 tháng 09 ngày, tuyên trả tự do cho bị cáo ngay tại phiên tòa. Tôi nhìn thấy ánh mắt của em sáng lên niềm vui tột cùng, hạnh phúc đong đầy nhưng ẩn chứa một nỗi lo sau này đối với cuộc sống mưu sinh.

Phiên tòa kết thúc với bản án sâu đậm tình người vừa có sức thuyết phục sâu sắc những người tham dự.

                                                              Ngọc Linh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập28
  • Máy chủ tìm kiếm21
  • Khách viếng thăm7
  • Hôm nay387
  • Tháng hiện tại27,542
  • Tổng lượt truy cập4,997,901
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây