Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh với kết quả 04 năm thực hiện Thông tư số 02/2013/TT – BTP ngày 15/01/2013 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý

Thứ ba - 09/05/2017 22:00

Đọc bằng audio

Bộ Tiêu chuẩn đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý (sau đây gọi tắt là Bộ Tiêu chuẩn) quy định về tiêu chuẩn chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý, đánh giá chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý.

Qua 04 năm tổ chức triển khai thực hiện Thông tư số 02 trên địa bàn tỉnh, Sở Tư pháp đã đạt được những kết quả nhất định, từ đó nâng cao chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý (viết tắt là TGPL), bảo đảm để người được TGPL được thụ hưởng dịch vụ pháp lý miễn phí với chất lượng tốt nhất. Tăng cường quản lý nhà nước về chất lượng vụ việc và nâng cao hiệu quả công tác đánh giá chất lượng vụ việc TGPL, cụ thể như sau:

Về kết quả hoạt động đánh giá chất lượng (tính từ 01/3/2013 đến 31/12/2016): Trong thời gian qua, Trung tâm TGPL nhà nước tỉnh đã tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc là 260 vụ. Trong đó: Tổng số vụ việc đạt chất lượng tốt: 260 vụ, đạt 100%.

Qua việc tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc theo định kỳ và sử dụng phương pháp đánh giá qua nghiên cứu hồ sơ, gặp gỡ trực tiếp người được TGPL mà Trung tâm áp dụng đã đánh giá chính xác kết quả thực hiện TGPL của người thực hiện TGPL. Đáng chú ý là việc sử dụng phương pháp gặp gỡ trực tiếp người được TGPL đã phản hồi được ý kiến của người được TGPL đối với vụ việc đã hoàn thành. Đa số đối tượng được TGPL hài lòng với kết quả thực hiện TGPL, vững niềm tin đối với tổ chức thực hiện TGPL cũng như người thực hiện TGPL.

Công tác quản lý và đánh giá chất lượng vụ việc luôn được Sở Tư pháp chú trọng, hàng năm Sở Tư pháp luôn chỉ đạo Trung tâm tổ chức đánh giá chất lượng vụ việc TGPL theo định kỳ mỗi năm hai lần. Nhìn chung việc đánh giá chất lượng vụ việc đã đi vào nề nếp và ổn định. Tuy nhiên Thông tư số 02 ban hành từ năm 2013, đến nay đã bộc lộ một số hạn chế, bất cập phần nào ảnh hưởng đến chất lượng TGPL. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, Bộ Tiêu chuẩn không quy định tỷ lệ số vụ việc cần đánh giá so với tổng số vụ việc đã hoàn thành. Trong khi Bảng Tiêu chí thi đua, thang điểm đánh giá xếp hạng Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp lại quy định thang điểm thi đua về lĩnh vực TGPL đối với đánh giá chất lượng vụ việc phải 100% số vụ việc tham gia tố tụng được đánh giá chất lượng và không có vụ việc không đạt chất lượng. Thể hiện sự mâu thuẫn giữa hai văn bản từ đó gây khó khăn trong việc tổ chức thực hiện.

Do đó, cần quy định thống nhất tỷ lệ số lượng vụ việc TGPL được đưa ra đánh giá so với tổng số vụ việc đã hoàn thành nhưng phải thấp hơn tỷ lệ (100%) mà Bộ Tư pháp quy định trong Bảng Tiêu chí thi đua, thang điểm đánh giá xếp hạng Sở Tư pháp các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương năm 2016.

Thứ hai, Bộ Tiêu chuẩn quy định có 05 phương pháp đánh giá chất lượng vụ việc nhưng không quy định cụ thể căn cứ để lựa chọn phưong pháp đánh giá phù hợp với vụ việc cũng như tỷ lệ vụ việc được đánh giá cho mỗi phương pháp. Từ đó, làm cho các địa phương khó khăn trong việc chọn lựa phương pháp đánh giá phù hợp với từng vụ việc cụ thể.

Cần phải quy định cụ thể căn cứ để lựa chọn phưong pháp đánh giá cũng như tỷ lệ vụ việc được đánh giá cho mỗi phương pháp đánh giá chất lượng vụ việc.

Thứ ba, đối với phương pháp gặp trực tiếp người được TGPL mặc dù có ưu điểm là gặp trực tiếp người được TGPL để nghe phản hồi của họ đối với chất lượng vụ việc TGPL mà người thực hiện TGPL đã làm. Tuy nhiên, khi triển khai thực hiện trong thực tế Trung tâm gặp khó khăn khi người được TGPL trong vụ án hình sự đang thụ lý tại Trại giam thì rất khó trong việc gặp gỡ trực tiếp để đánh giá chất lượng vụ việc.

Cho nên phải quy định cụ thể những trường hợp nào cần phải đi gặp trực tiếp đối với phương pháp đánh giá "Khảo sát, trực tiếp tiếp xúc, làm việc để nghe ý kiến phản hồi của người được trợ giúp pháp lý và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan về chất lượng vụ việc trợ giúp pháp lý".

Thứ 4, về phiếu đánh giá chất lượng vụ việc TGPL được thiết kế theo thang điểm 100, trong đó các tiêu chuẩn chung là 70 điềm, các tiêu chuẩn theo hình thức trợ giúp pháp lý là 30 điểm. Trong khi, hình thức TGPL gồm rất nhiều: tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng hình sự, tham gia tố tụng dân sự, tham gia tố tụng hành chính, đại diện ngoài tố tụng, hòa giải, vụ việc liên quan đến thủ tục hành chính, khiếu nại. Và ghi điểm chuẩn chứ không chia nhỏ điểm ra theo từng mức độ đánh giá để người được phân công đánh giá chất lượng dễ dàng áp dụng.

Cần phải thiết kế riêng mẫu phiếu đánh giá chất lượng vụ việc cho từng hình thức cụ thể và có chia nhỏ điểm chuẩn cho người thực hiện dễ dàng áp dụng trong quá trình đánh giá chất lượng vụ việc.

Thứ năm, công việc đánh giá chất lượng vụ việc đã được Trung tâm thực hiện theo định kỳ cho nên không nhất thiết quy định hàng năm phải xây dựng kế hoạch đánh giá chất lượng vụ việc mà có thể lồng ghép vào việc xây dựng kế hoạch hoạt động trợ giúp pháp lý chung của năm. Cũng như vậy, không nhất thiết phải tổ chức sơ kết, tổng kết riêng về mảng đánh giá chất lượng vụ việc mà lồng ghép vào sơ kết, tổng kết năm về công tác trợ giúp pháp lý./.

                                                                    Ngọc Linh – Trung tâm TGPL

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm21
  • Hôm nay1,112
  • Tháng hiện tại36,016
  • Tổng lượt truy cập5,006,375
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây