THÔNG BÁO Kết luận số 4140/KL-UBND ngày 18/12/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023

Thứ sáu - 29/12/2023 14:28

Đọc bằng audio

Trong thời gian từ ngày 27/9/2023 đến ngày 27/10/2023, Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 1810/QĐ-UBND ngày 05/9/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về kiểm tra công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023.

Trong thời gian từ ngày 27/9/2023 đến ngày 27/10/2023, Đoàn kiểm tra theo Quyết định số 1810/QĐ-UBND ngày 05/9/2023 của Chủ tịch UBND tỉnh về kiểm tra công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023.

Căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính (XLVPHC); trên cơ sở làm việc với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Gò Dầu, UBND huyện Bến Cầu UBND thị xã Hòa Thành; Báo cáo số 3174/BC-ĐKT ngày 24/11/2023 của Đoàn Kiểm tra về kết quả kiểm tra công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023 đối với Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, UBND huyện Gò Dầu, UBND huyện Bến Cầu UBND thị xã Hòa Thành và các thông tin, tài liệu có liên quan, Sở Tư pháp thông báo công khai kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023, cụ thể như sau:

I. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Đối với các sở, ngành

- Sở Giáo dục và Đào tạo là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về giáo dục và đào tạo ở địa phương theo quy định của pháp luật và theo phân công hoặc ủy quyền của Ủy ban nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh.

Các tổ chức tham mưu tổng hợp và chuyên môn nghiệp vụ thuộc Sở gồm: 08 phòng chuyên môn và tương đương, trong đó 01 Thanh tra Sở có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính.

- Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh; thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về văn hóa, gia đình, thể dục, thể thao, du lịch và quảng cáo (trừ quảng cáo trên báo chí, trên môi trường mạng, trên xuất bản phẩm và quảng cáo tích hợp trên các sản phẩm, dịch vụ bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin) ở địa phương theo quy định của pháp luật.

Số cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó có bao nhiêu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính: Gồm 05 phòng chuyên môn thuộc Sở và  gồm 5 đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở (Phòng chuyên môn: Văn phòng; Phòng Quản lý Văn hoá và Gia đình; Phòng Quản lý Thể dục, thể thao; Phòng Quản lý Du lịch; Thanh tra Sở; Đơn vị sự nghiệp: Bảo tàng tỉnh Tây Ninh; Thư viện tỉnh Tây Ninh; Trung tâm Văn hoá tỉnh Tây Ninh; Trung tâm Huấn luyện và Thi đấu thể thao tỉnh Tây Ninh; Trung tâm Xúc tiến du lịch tỉnh Tây Ninh). Trong đó, có 01 cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (Thanh tra Sở).

- Sở Khoa học và Công nghệ là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân tỉnh quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, bao gồm: Hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, đổi mới sáng tạo; phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ; tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng; sở hữu trí tuệ; ứng dụng bức xạ và đồng vị phóng xạ; an toàn bức xạ và hạt nhân; quản lý và tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công về các lĩnh vực thuộc phạm vi chức năng của Sở theo quy định của pháp luật.

Số cơ quan, đơn vị trực thuộc, trong đó có bao nhiêu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính: Có 04 phòng chuyên môn và 02 đơn vị trực thuộc, trong đó có 02 phòng, đơn vị có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (Thanh tra Sở và Chi cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng). 

2. UBND cấp huyện

Với chức năng, nhiệm vụ là cơ quan hành chính nhà nước ở địa phương, nhất là trong công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, UBND huyện thường xuyên quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống tội phạm; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, trong đó chú trọng tuyên truyền pháp luật xử lý vi phạm hành chính trong cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân trên địa bàn huyện. Chỉ đạo thực hiện kiểm tra công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính. Chỉ đạo xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm pháp luật hành chính trên địa bàn huyện.

 Số cơ quan, đơn vị trực thuộc UBND huyện và cơ quan, đơn vị tham mưu xử lý vi phạm hành chính thuộc thẩm quyền của Chủ tịch UBND cấp huyện thực hiện đảm bảo đúng theo quy định pháp luật.

II. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

1. Công tác quản lý thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục lập biên bản vi phạm hành chính và ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Cơ bản đảm bảo về trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm phạm hành chính và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Tình hình, kết quả thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, quyết định áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả trong trường hợp không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Đúng quy định.

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về giải trình: Đúng quy định.

- Việc thực hiện các quy định pháp luật về thẩm quyền, thủ tục áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt vi phạm hành chính: Cơ bản đúng quy định.

-  Việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính, chứng từ thu nộp tiền phạt: Thực hiện đúng theo quy định việc quản lý tiền thu từ xử phạt vi phạm hành chính: Người vi phạm nộp phạt tại Kho bạc Nhà nước, Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn; chứng từ thu nộp tiền phạt được lưu vào hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính.

- Việc lưu trữ hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính: Được lưu trữ trong từng túi hồ sơ riêng biệt và được lập danh mục hồ sơ kèm theo.

2. Việc áp dụng pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính

- Công tác chỉ đạo, điều hành; việc xây dựng và tiến độ, kết quả triển khai kế hoạch quản lý công tác thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: ban hành các văn bản triển khai thực hiện luật Xử lý vi phạm hành chính, kịp thời triển khai đến các cơ quan, ban, ngành có liên quan trực thuộc đơn vị, Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn trên địa bàn cấp huyện.

- Tình hình ban hành văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến xử lý vi phạm hành chính: Không có.

- Kết quả theo dõi chung tình hình thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính: UBND cấp huyện chấp hành và thực hiện nghiêm túc theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

- Tổ chức công tác phổ biến, tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn nghiệp vụ: Tổ chức thực hiện tốt.

- Việc bố trí nguồn lực và các điều kiện khác cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính: Đảm bảo đúng theo quy định.

- Các điều kiện khác cho việc thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính được bảo đảm: Các đơn vị được trang bị máy tính phòng làm việc và phòng lưu trữ hồ sơ đáp ứng yêu cầu công việc.

- Việc thực hiện chế độ thống kê, báo cáo về xử lý vi phạm hành chính:

Thực hiện chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất về Sở Tư pháp, UBND tỉnh đầy đủ, đúng quy định.

- Việc xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu về xử lý vi phạm hành chính và cung cấp thông tin để tích hợp vào cơ sở dữ liệu quốc gia: Chưa thực hiện, lý do: Tỉnh chưa triển khai thực hiện phần mềm chung.

- Việc thực hiện trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan trong tổ chức thực hiện và áp dụng pháp luật về xử lý vi phạm hành chính, pháp luật khác có liên quan đến xử lý vi phạm hành chính:

Thường xuyên chỉ đạo triển khai, tổ chức thực hiện và kiểm tra việc xử lý vi phạm hành chính đối với các đơn vị trực thuộc; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật. Kịp thời phát hiện quyết định về xử lý vi phạm hành chính do mình hoặc cấp dưới ban hành có sai sót và thực hiện đính chính theo quy định.

III. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Sở Giáo dục và Đào tạo: Không có

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2.1. Tồn tại, hạn chế

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 01/QĐ-XPHC ngày 31/01/2023: đề nghị điều chỉnh câu từ tại khoản 1 Điều 3 của Quyết định cho phù hợp với người đại diện pháp luật.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính số 02/QĐ-XPHC ngày 03/4/2023; Biên bản vi phạm hành chính số 02/BB-VPHC ngày 02/4/2023: đề nghị điều chỉnh ngày tháng cho phù hợp.

2.2. Nguyên nhân

- Do thời gian lập Biên bản vi phạm hành chính thường vào ban đêm nên đôi lúc có sai sót về lỗi kỹ thuật trong quá trình soạn thảo.

- Người tham mưu quyết định xử phạt vi phạm hành chính soạn thảo sẵn thời gian, nhưng trong quá trình ký ban hành quyết định xử phạt đôi lúc xem chưa kỹ quyết định xử phạt.

3. Sở Khoa học và Công nghệ: Không có  

4. UBND huyện Gò Dầu

4.1. Tồn tại, hạn chế

a) Lĩnh vực an ninh trật tự

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: Biên bản vi phạm hành chính lập ngày 30/3/2023 không có nội dung thể hiện việc giao nhận biên bản vi phạm hành chính cho người vi phạm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP. Thời gian ban hành Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không đảm bảo theo quy định (không có hồ sơ giải trình nhưng thời hạn ra quyết định là 19 ngày).

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: Biên bản vi phạm hành chính lập ngày 04/5/2023 nhưng tờ trình của Trưởng Công an xã và Trưởng Công an huyện tham mưu xử phạt ngày 01/5/2023 là không phù hợp, hồ sơ không có biên lai thu tiền phạt vi phạm hành chính.

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: Biên bản vi phạm hành chính lập ngày 17/3/2023 nhưng mời người vi phạm ngày 15/3/2023 đến làm việc, người chứng kiến tên Phan Anh Quốc nhưng ghi biên bản là Phan Văn Quốc.

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: không có nội dung thể hiện việc giao nhận quyết định cho người vi phạm hành chính cho người vi phạm theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: không có nội dung thể hiện việc giao nhận quyết định cho người vi phạm hành chính theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: Quyết định xử phạt không căn cứ vào Biên bản vi phạm hành chính để xử phạt mà căn cứ theo đề nghị của Chủ tịch UBND cấp xã.

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: Biên bản vi phạm hành chính không ghi rõ là biên bản gồm bao nhiêu trang và bao nhiêu tờ.

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: Biên bản vi phạm hành chính các nội dung thể hiện ngày tháng của việc lập biên bản bị tẩy xóa, chỉnh sửa.

b) Lĩnh vực an toàn giao thông

- Các Quyết định XPVPHC (lĩnh vực giao thông) thiếu nội dung “ b) <Ông (bà)/Tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 bị tạm giữ(22) ……………………………………… để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt”.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Chưa thể hiện nôi dung giao biên bản cho người vi phạm; Biên bản vi phạm hành chính chưa nêu lý do lập tại trụ sở, lập ngày 22/3/2023 quá 02 ngày làm việc kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính (ngày 12/3/2023), không có đính kèm biên bản xác minh, chưa thể hiện nội dung giao biên bản cho người vi phạm.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa đúng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 13/11/2023 (ngày lập BBVPHC là ngày 27/3/2023).

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Thời hạn ra Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa đúng Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 02/4/2023 (ngày lập BBVPHC là ngày 27/3/2023); Không có Quyết định, biên bản trả lại tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, giấy phép, chứng chỉ hành nghề.

c) Lĩnh vực về đất đai

Qua kiểm tra 10 hồ sơ, kết quả cụ thể như sau:

- Có 08 hồ sơ, về cơ sở pháp lý giữa biên bản vi phạm hành chính và quyết định xử phạt vi phạm hành chính là chưa thống nhất thuộc xã Phước Thạnh.

- Quyết định xử phạt do UBND huyện ban hành: người bị xử phạt chưa chấp hành nội dung quyết định xử phạt vi phạm hành chính.

- Quyết định xử phạt do UBND huyện ban hành: trong hồ sơ chưa thể hiện việc người bị xử phạt thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả (UBND xã Thạnh Đức).

d) Bảo vệ môi trường: Thực hiện đúng quy định.

đ) Hoạt động thương mại sản xuất: Có 04 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính không có nội dung giao nhận quyết định theo quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

e) Lĩnh vực quốc phòng, cơ yếu: Có 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: số biên bản vi phạm hành chính trong căn cứ pháp lý chưa thống nhất với số Biên bản vi phạm hành chính đã lập.

g) Lĩnh vực xây dựng

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Biên bản làm việc số 01 còn chưa thể hiện nôi dung giao biên bản cho người vi phạm. Biên bản vi phạm hành chính số 01 lập ngày 06/7/2023 quá 02 ngày làm việc kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính (ngày 30/6/2023), chưa thể hiện nôi dung giao biên bản cho người vi phạm.

h) Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Mẫu biên bản vi phạm hành chính chưa đúng Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ. Quyết định xử phạt vi phạm hành chính còn chưa thể hiện nội dung giao biên bản cho người vi phạm.

4.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan: Đa số các sai phạm là do các cá nhân có liên quan đến việc bàn hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa nghiên cứu kỹ Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành.

b) Nguyên nhân khách quan: Một số sai phạm là do quy định của Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa cụ thể, nên công tác xử lý VPHC còn có nhiều cách hiểu và áp dụng chưa thống nhất.

4.3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Các tồn tại, hạn chế, sai phạm nêu tại nội dung 4.1 là trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Người lập biên bản, tham mưu ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

5. UBND huyện Bến Cầu

5.1. Tồn tại, hạn chế

a) Lĩnh vực an ninh trật tự

- Có 02 Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: Biên bản vi phạm hành chính lập ngày 10/8/2023 và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính mô tả hành vi vi phạm ghi thiếu thông tin của hành vi vi phạm.

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: Biên bản vi phạm hành chính chưa thể hiện nội dung giao Biên bản cho người vi phạm, mô tả hành vi vi phạm thiếu từ ngữ (sử dụng các loại pháo nổ chưa rõ phải là sử dụng các loại pháp nổ trái phép).

- Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: Phần căn cứ không thể hiện quyết định giao quyền xử phạt cho Phó Chủ tịch UBND huyện. Không thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả “buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp”.

- Có 02 Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính do Chủ tịch UBND huyện ban hành: không đúng mẫu quy định theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP.

b) Lĩnh vực an toàn giao thông

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: thời gian ban hành trễ, chưa đúng theo quy định; thiếu nội dung “ b) <Ông (bà)/Tổ chức>(**) bị xử phạt có tên tại Điều 1 bị tạm giữ(22) ……………………………………… để bảo đảm thi hành quyết định xử phạt”, không gửi các cơ quan quản lý nhà nước có liên quan đối với các trường hợp tước các giấy tờ.

- Một số Biên bản vi phạm hành chính chưa nêu lý do lập tại trụ sở, lập biên bản VPHC quá 02 ngày làm việc kể từ khi phát hiện vi phạm hành chính.

c) Lĩnh vực về đất đai

- Có 07 Quyết định xử phạt hành chính do UBND huyện ban hành: căn cứ pháp lý chưa đảm bảo theo quy định, biểu mẫu quy định tại Nghị định số 118/2021/NĐ-CP (thiếu căn cứ biên bản vi phạm hành chính).

- Có 04 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Biện pháp khắc phục hậu quả không nêu cụ thể cơ sở pháp lý, thiếu căn cứ vào Biên bản VPHC.

- Có 06 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Biện pháp khắc phục hậu quả, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp không nêu cụ thể cơ sở pháp lý.

d) Lĩnh vực xây dựng

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Biên bản làm việc còn chưa thể hiện nội dung giao biên bản cho người vi phạm. Biên bản vi phạm hành chính chưa thể hiện nội dung giao biên bản cho người vi phạm.

d) Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm: Có 02 Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Mẫu biên bản vi phạm hành chính chưa đúng theo Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ.

5.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan: Đa số các sai phạm là do các cá nhân có liên quan đến việc bàn hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa nghiên cứu kỹ Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành.

b) Nguyên nhân khách quan: Một số sai phạm là do quy định của Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa cụ thể, nên công tác xử lý VPHC còn có nhiều cách hiểu và áp dụng chưa thống nhất.

5.3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Các tồn tại, hạn chế, sai phạm nêu tại nội dung 5.1 là trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Người lập biên bản, tham mưu ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

6. UBND thị xã Hòa Thành

6.1. Tồn tại, hạn chế

a) Lĩnh vực an ninh trật tự

 Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính: chưa thể hiện hình thức biện pháp khắc phục hậu quả buộc chi trả toàn bộ chi phí khám bệnh, chữa bệnh.

b) Lĩnh vực an toàn giao thông

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: ký hiệu viết tắt “QĐ-XPVPHC” chưa đúng, thiếu nội dung ghi Thẩm quyền ban hành (chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định), về biểu mẫu còn chưa thể hiện nội dung giao Quyết định cho người vi phạm. Việc theo dõi biện pháp khắc phục hậu quả: chưa có văn bản theo dõi, đôn đốc việc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã thay đổi do VPHC gây ra. Chưa có biên lai nộp phạt. Tại Biên bản VPHC lĩnh vực giao thông đường bộ, căn cứ là Nghị định số 100/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, tuy nhiên tại Quyết định xử phạt VPHC tiêu đề trong lĩnh vực xây dựng. Biên bản vi phạm hành chính: chưa thể hiện nội dung giao biên bản cho người vi phạm; tại Mục ký tên thiếu các thành phần: Cá nhân/người đại diện có liên quan.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa thể hiện nội dung giao Quyết định cho người vi phạm.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa thể hiện nội dung giao Quyết định cho người vi phạm,  thời gian ban hành chưa phù hợp (Biên bản VPHC lập ngày 04/1/2023, Phiếu đề xuất ngày 05/01/2023, Quyết định ban hành ngày 03/01/2023)

c) Lĩnh vực về đất đai

Qua kiểm tra 10 hồ sơ, ghi nhận kết quả cụ thể như sau: Quyết định xử phạt vi phạm hành chính hồ sơ không thể hiện việc đôn đốc, nhắc nhở thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp; BBVPHC chưa ký tên đầy đủ các trang (trừ Quyết định số 03; 21; 27; 29); BB VPHC và QĐ XPVPHC chỉ ghi cơ sở pháp lý là loại đất vi phạm ở đô thị nhưng không nêu cơ sở pháp lý để xác định diện tích đất vi phạm làm cơ sở xác định mức phạt tiền (trừ Quyết định số 03, 49).

d) Lĩnh vực xây dựng

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

+ Biên bản vi phạm hành chính: chưa thể hiện nội dung giao biên bản cho người vi phạm; tại Mục ký tên thiếu các thành phần: Cá nhân/người đại diện
của tổ chức bị thiệt hại, đại diện chính quyền, người phiên dịch, người chứng kiến.

+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: ký hiệu viết tắt “QĐ-XPVPHC” chưa đúng, về biểu mẫu còn chưa thể hiện nội dung giao Quyết định cho người vi phạm, thiếu nội dung ghi Thẩm quyền ban hành (chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định),.

+ Việc theo dõi biện pháp khắc phục hậu quả: Chưa có GPXD điều chỉnh

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

+ Biên bản vi phạm hành chính: chưa đúng Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ.

+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: ký hiệu viết tắt “QĐ-XPVPHC” chưa đúng,thiếu nội dung ghi Thẩm quyền ban hành (chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định), về biểu mẫu còn chưa thể hiện nội dung giao Quyết định cho người vi phạm.

+ Việc theo dõi biện pháp khắc phục hậu quả: Chưa có GPXD.

+ Chưa có biên lai nộp phạt.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: ký hiệu viết tắt “QĐ-XPVPHC” chưa đúng, thiếu nội dung ghi Thẩm quyền ban hành (chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định), về biểu mẫu còn chưa thể hiện nội dung giao Quyết định cho người vi phạm.

+ Biên bản vi phạm hành chính: chưa thể hiện nội dung giao biên bản cho người vi phạm; tại Mục ký tên thiếu các thành phần: Cá nhân/người đại diện
của tổ chức bị thiệt hại, đại diện chính quyền, người phiên dịch, người chứng kiến.

+ Việc theo dõi biện pháp khắc phục hậu quả: chưa có văn bản theo dõi, đôn đốc việc khôi phục lại hiện trạng ban đầu đã thay đổi do VPHC gây ra.

+ Chưa có biên lai nộp phạt.

 - Quyết định xử phạt vi phạm hành chính:

+ Biên bản vi phạm hành chính: chưa đúng Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ.

+ Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: ký hiệu viết tắt “QĐ-XPVPHC” chưa đúng, thiếu nội dung ghi Thẩm quyền ban hành (chức danh và tên cơ quan của người ra quyết định), về biểu mẫu còn chưa thể hiện nội dung giao Quyết định cho người vi phạm.

+ Việc theo dõi biện pháp khắc phục hậu quả: Chưa có GPXD điều chỉnh.

+ Chưa có biên lai nộp phạt.

đ) Lĩnh vực an toàn vệ sinh thực phẩm

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Thời gian lập biên bản làm việc và thời gian lập Biên bản vi phạm hành chính không phù hợp (thời gian BBLV lập sau thời gian BBVPHC nhưng BBVPHC lại căn cứ vào BBLV) Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa thể hiện nội dung giao Quyết định cho người vi phạm.

- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính: Biên bản vi phạm hành chính người lập biên bản không ký tên, Biên bản vi phạm hành chính và Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa thể hiện nội dung giao Quyết định cho người vi phạm.

- Tất cả các Quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa thể hiện nội dung giao cho người vi phạm.

- Thời hạn lập biên bản vi phạm hành chính và biên bản làm việc chưa phù hợp không đảm bảo theo điểm a khoản 2 Điều 12 của Nghị định 118/2021/NĐ-CP của Chính phủ.

e) Lĩnh vực điện lực: Quyết định xử phạt vi phạm vi phạm hành chính chưa thể hiện hình thức biện pháp khắc phục hậu quả và phạt bổ sung.

 6.2. Nguyên nhân

a) Nguyên nhân chủ quan: Đa số các sai phạm là do các cá nhân có liên quan đến việc bàn hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính chưa nghiên cứu kỹ Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi, bổ sung năm 2020, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ và các Nghị định xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành.

b) Nguyên nhân khách quan: Một số sai phạm là do quy định của Luật XLVPHC và các văn bản hướng dẫn thi hành chưa cụ thể, nên công tác xử lý VPHC còn có nhiều cách hiểu và áp dụng chưa thống nhất.

6.3. Trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân

Các tồn tại, hạn chế, sai phạm nêu tại nội dung 6.1 là trách nhiệm của các cá nhân có liên quan đến việc ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính (Người lập biên bản, tham mưu ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, ký ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính).

IV. KIẾN NGHỊ CỦA ĐOÀN KIỂM TRA

Đề nghị đơn vị được kiểm tra tiếp tục thực hiện tốt nhiệm vụ và nghiên cứu sâu hơn quy định tại Luật XLVPHC sửa đổi, bổ sung năm 2020, Nghị định số 118/2021/NĐ-CP ngày 23/12/2021 của Chính phủ và Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ; Thông tư số 14/2021/TT-BTP ngày 30/12/2021 của Bộ Tư pháp.

Nghiên cứu sâu hơn các quy định về xử phạt vi phạm hành chính chuyên ngành và các quy định có liên quan. Đồng thời, rà soát, kiểm tra sâu sát và chặt chẽ, tránh xảy ra trường hợp có vi phạm hành chính nhưng không ban hành quyết định xử phạt kịp thời, để người dân khiếu nại, thắc mắc…

Tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về XLVPHC; thường xuyên tổ chức và cử công chức tham gia bồi dưỡng, tập huấn kỹ năng, nghiệp vụ pháp luật về XLVPHC.

Chỉ đạo người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính và công chức có liên quan tiếp tục phát huy những ưu điểm trong tổ chức thi hành pháp luật, nghiêm túc rút kinh nghiệm và có biện pháp, giải pháp khắc phục những tồn tại, hạn chế đã được Đoàn kiểm tra chỉ ra theo kết luận này. Cụ thể như sau:

1. Sở Giáo dục và Đào tạo

Do trong kỳ kiểm tra, đơn vị không có phát sinh số liệu xử phạt vi phạm hành chính nên không kiến nghị xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, đề nghị đơn vị quan tâm rà soát việc xử lý vi phạm hành chính qua công tác thanh tra kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo đối chiếu với quy định tại Nghị định số 04/2021/NĐ-CP ngày 22/01/2021 của Chính phủ, Nghị định số 127/2021/NĐ-CP ngày 30/12/2021 của Chính phủ để xử phạt vi phạm hành chính kịp thời, đúng quy định, tránh xảy ra trường hợp có vi phạm hành chính nhưng không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, đề nghị đơn vị tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Đề nghị đơn vị rút kinh nghiệm đối với những tồn tại, hạn chế đã nêu ở phần trên.

- Chỉ đạo tổ chức quán triệt nội dung Kết luận kiểm tra đến toàn thể công chức, viên chức trong đơn vị.

3. Sở Khoa học và Công nghệ

Do trong kỳ kiểm tra, đơn vị không có phát sinh số liệu xử phạt vi phạm hành chính nên không kiến nghị xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân có liên quan. Tuy nhiên, đề nghị đơn vị rà soát quan tâm xử lý vi phạm hành chính qua công tác thanh tra kiểm tra giải quyết khiếu nại, tố cáo đối chiếu với quy định chuyên ngành để xử phạt vi phạm hành chính kịp thời, đúng quy định, tránh xảy ra trường hợp có vi phạm hành chính nhưng không ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính. Đồng thời, đề nghị đơn vị tiếp tục duy trì và nâng cao hiệu quả trong công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính.

4. UBND huyện Gò Dầu, UBND huyện Bến Cầu, UBND thị xã Hòa Thành

- Căn cứ Nghị định số 19/2020/NĐ-CP ngày 12/02/2020 của Chính phủ quy định kiểm tra, xử lý kỷ luật trong thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính để xử lý công chức vi phạm theo thẩm quyền. Đề nghị đơn vị rút kinh nghiệm đối với những tồn tại, hạn chế đã nêu ở phần trên.

- Chỉ đạo tổ chức quán triệt nội dung Kết luận kiểm tra đến toàn thể công chức, viên chức tại địa phương.

Trên đây là thông báo công khai kết luận số 4140/KL-UBND ngày 18/12/2023 của UBND tỉnh về kết luận kiểm tra công tác thi hành pháp luật xử lý vi phạm hành chính trên địa bàn tỉnh Tây Ninh năm 2023 gửi tới Sở Giáo dục và Đào tạo; Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Sở Khoa học và Công nghệ; UBND huyện Gò Dầu, Bến Cầu và UBND thị xã Hòa Thành để biết, thực hiện./.

Tác giả: admin Lê Thị NIa

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập80
  • Hôm nay3,586
  • Tháng hiện tại73,365
  • Tổng lượt truy cập6,002,205
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây