PHÒNG CÔNG CHỨNG SỐ 3

Chức năng, nhiệm vụ  của Phòng Công Chứng số 3

Lãnh đạo phòng

1. Nguyễn Chí Thiện - Phó Trưởng phòng
Số điện thoại: 0276.3730488
Email: pccs3-stp@tayninh.gov.vn
Địa chỉ: Đường Nguyễn Hữu Dụ, Khu phố 3, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh

 

QUY ĐỊNH

Về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức

của Phòng Công chứng số 3 tỉnh Tây Ninh

(Kèm theo Quyết định số 1047/QĐ-UBND ngày 06 tháng 5 năm 2022

 của Chủ tịch Ủy Ban nhân dân tỉnh Tây Ninh)

 

Chương I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

1. Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Phòng Công chứng số 3 tỉnh Tây Ninh (sau đây viết tắt là Phòng Công chứng số 3) trực thuộc Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh. 

2. Những nội dung không quy định trong Quy định này sẽ thực hiện theo quy định pháp luật hiện hành.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Quy định này được áp dụng đối với lãnh đạo, viên chức, người lao động đang làm việc tại Phòng Công chứng số 3. 

Chương II

VỊ TRÍ, CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN

Điều 3. Vị trí và chức năng

1. Phòng Công chứng số 3 là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, do Ủy ban nhân tỉnh quyết định thành lập, có chức năng thực hiện chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản; tính chính xác, hợp pháp, không trái đạo đức xã hội của bản dịch giấy tờ, văn bản từ tiếng Việt sang tiếng nước ngoài hoặc từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt mà theo quy định của pháp luật phải công chứng hoặc cá nhân, tổ chức tự nguyện yêu cầu công chứng theo quy định của Luật Công chứng; Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

2. Phòng Công chứng số 3 tư cách pháp nhân, con dấu, tài khoản riêng và có trụ sở đặt tại đường Nguyễn Hữu Dụ, khu phố 3, thị trấn Tân Châu, huyện Tân Châu, tỉnh Tây Ninh; chịu sự quản lý nhà nước của Ủy ban nhân dân tỉnh và Sở Tư pháp tỉnh Tây Ninh.

Điều 4. Nhiệm vụ và quyền hạn

1. Xây dựng, trình Giám đốc Sở Tư pháp kế hoạch hoạt động hằng năm và tổ chức thực hiện theo kế hoạch đã ban hành.

2. Cung cấp dịch vụ công chứng theo quy định của Luật Công chứng và các văn bản hướng dẫn thi hành.

3. Chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký trong giấy tờ, văn bản được thực hiện theo quy định của pháp luật về chứng thực.

4. Thu phí công chứng, phí chứng thực, thù lao công chứng, chi phí khác theo quy định.

5. Cung cấp dịch vụ công chứng, chứng thực ngoài ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước để đáp ứng nhu cầu công chứng của nhân dân.

6. Được khai thác, sử dụng thông tin từ cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Luật Công chứng và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

7. Quản lý công chứng viên hành nghề tại đơn vị trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.

8. Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.

9. Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.

10. Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, chứng thực, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, phí chứng thực, thù lao công chứng và chi phí khác tại trụ sở của đơn vị.

11. Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của đơn vị và bồi thường thiệt hại cho người yêu cầu công chứng và cá nhân, tổ chức khác do lỗi mà công chứng viên, nhân viên hoặc người phiên dịch là cộng tác viên của đơn vị gây ra trong quá trình công chứng theo quy định của pháp luật.

12. Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại đơn vị.

13. Tạo điều kiện cho công chứng viên trong đơn vị tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.

14. Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.

15. Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.

16. Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng theo quy định của pháp luật.

17. Tổ chức thực hiện công tác tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo thẩm quyền.

18. Xây dựng Đề án vị trí việc làm; tuyển dụng, quản lý, sử dụng và đánh giá viên chức, người lao động của đơn vị theo phân cấp và quy định hiện hành.

19. Quản lý tài chính, tài sản và cơ sở vật chất của đơn vị theo quy định của pháp luật.

20. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của pháp luật và các nhiệm vụ do Lãnh đạo Sở Tư pháp phân công.

Chương III

CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ SỐ LƯỢNG NGƯỜI LÀM VIỆC

Điều 5. Cơ cấu tổ chức và số lượng người làm việc 

1. Cơ cấu tổ chức

a) Phòng Công chứng số 3 gồm có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng, các viên chức và lao động hợp đồng khác theo quy định của  pháp luật. Tiêu chuẩn, chức danh lãnh đạo, quản lý của Phòng Công chứng số 3 được thực hiện theo quy định của Ủy ban nhân dân tỉnh và quy định của pháp luật.

b) Trưởng phòng là người đứng đầu đơn vị, quản lý và điều hành mọi hoạt động của Phòng, chịu trách nhiệm trước pháp luật, trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Tây Ninh và trước Giám đốc Sở Tư pháp về toàn bộ hoạt động của Phòng. Trưởng phòng do Ủy ban nhân dân tỉnh miễn nhiệm, bổ nhiệm.

c) Phó Trưởng phòng là người giúp Trưởng phòng thực hiện một số nội dung công việc cụ thể do Trưởng phòng phân công, chịu trách nhiệm trước Trưởng phòng và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công. Khi Trưởng phòng vắng mặt, một Phó Trưởng phòng được Trưởng phòng ủy quyền điều hành các hoạt động của Phòng. Chịu trách nhiệm và báo cáo Trưởng phòng về việc thực hiện công việc đã làm thay. Phó Trưởng phòng do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm.

d) Các viên chức, người lao động thuộc Phòng Công chứng số 3 gồm có: Các công chứng viên, các chuyên viên nghiệp vụ; Kế toán; các nhân viên hợp đồng lao động; Văn thư lưu trữ; Tạp vụ và Bảo vệ.

2. Số lượng người làm việc của Phòng Công chứng số 3 được xác định trên cơ sở Đề án vị trí việc làm và cơ cấu viên chức theo chức danh nghề nghiệp, gắn  chức năng, nhiệm vụ và khối lượng công việc thực tế của Phòng, do cấp có thẩm  quyền giao hoặc phê duyệt theo quy định pháp luật.      

Chương IV

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 6. Điều khoản thi hành

1. Lãnh đạo Phòng Công chứng số 3 có trách nhiệm phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng vị trí công tác, quán triệt Quy định này cho toàn thể viên chức, người lao động trong đơn vị biết thực hiện.

          2. Trong quá trình thực hiện nếu có thay đổi về chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Phòng thì Trưởng phòng có trách nhiệm báo cáo Giám đốc Sở Tư pháp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành quyết định điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế và những quy định mới./.                 

Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm5
  • Khách viếng thăm8
  • Hôm nay110
  • Tháng hiện tại85,753
  • Tổng lượt truy cập4,547,830
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây