Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025
và định hướng đến năm 2030 của Sở Tư pháp
Thực hiện Quyết định số 163/QĐ-TTg ngày 25/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2016 – 2025, Sở Tư pháp xây dựng Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức của giai đoạn 2021 - 2025 và định hướng đến năm 2030, cụ thể như sau:
PHẦN I
MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, ĐỐI TƯỢNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
I. MỤC ĐÍCH
Xây dựng đội ngũ công chức, viên chức chuyên nghiệp, vững vàng về chính trị, có đủ năng lực xây dựng ngành. Thường xuyên bồi dưỡng công chức, viên chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý được đào tạo, bồi dưỡng theo chương trình quy định và bồi dưỡng công chức viên chức được bồi dưỡng thời gian bắt buộc tối thiểu hàng năm.
Đối với công chức, viên chức được đào tạo để đạt chuẩn theo quy định và được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, quản lý, điều hành theo từng vị trí công việc.
II. YÊU CẦU
Đào tạo, bồi dưỡng phải căn cứ vào vị trí việc làm, tiêu chuẩn các ngạch, chức danh công chức, viên chức; tiêu chuẩn chức danh, chức vụ lãnh đạo, quản lý và nhu cầu phát triển nguồn nhân lực của các cơ quan, đơn vị; đào tạo bồi dưỡng phải có trọng tâm, trọng điểm, gắn đào tạo, bồi dưỡng với bố trí sử dụng và quản lý cán bộ, công chức, viên chức được cử đi đào tạo, bồi dưỡng.
Xác định rõ nội dung, nhiệm vụ cụ thể, thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ được giao.
Công chức, viên chức được cử đi đào tạo bồi dưỡng phải đúng đối tượng, phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị.
III. ĐỐI TƯỢNG
Công chức lãnh đạo; Công chức, viên chức thuộc các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở.
PHẦN II
NỘI DUNG, CHỈ TIÊU ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
I. NỘI DUNG ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Đào tạo chuyên môn
a) Trình độ đại học thuộc lĩnh vực, chuyên ngành: Không có.
b) Trình độ sau đại học thuộc lĩnh vực, chuyên ngành: Theo nhu cầu của công chức, viên chức.
2. Bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức
Lý luận chính trị; kiến thức quốc phòng, an ninh; kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế; tin học, ngoại ngữ...
II. CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG
1. Chỉ tiêu đào tạo chuyên môn (trong nước)
a) Chỉ tiêu đào tạo trình độ đại học: Không có.
b) Chỉ tiêu đào tạo trình độ sau đại học: Không có.
2. Chỉ tiêu bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng, kiến thức (trong nước)
a) Về lý luận chính trị: 16 lượt công chức, viên chức. Trong đó, Cao cấp: 6 công chức, viên chức, Trung cấp: 10 công chức, viên chức.
b) Về kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp: 24 lượt.
Quản lý nhà nước: 11 lượt, Trong đó, Chuyên viên cao cấp 01 công chức; Chuyên viên chính: 04 công chức, viên chức; Chuyên viên: 06 công chức, viên chức.
Chức danh nghề nghiệp: 03 viên chức.
Kỹ năng lãnh đạo quản lý, chức vụ quản lý: 05 lượt, trong đó, Cấp sở: 03 công chức, cấp phòng: 02 viên chức.
Quốc phòng an ninh: 05 công chức, viên chức.
c) Về chuyên môn, nghiệp vụ của ngành: 75 lượt.
3. Đào tạo ở nước ngoài
Cử công chức, viên chức đi đào tạo, bồi dưỡng ở nước ngoài theo các chỉ tiêu, đề án, thông báo chiêu sinh của các Bộ, ngành trung ương và của tỉnh.
(kèm theo các biểu mẫu Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức giai đoạn 2021 - 2025)
PHẦN III
GIẢI PHÁP THỰC HIỆN
1. Nâng cao nhận thức về vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị quản lý và sử dụng công chức, viên chức trong việc bảo đảm chất lượng, hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng.
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải gắn với cải cách hành chính, cải cách công vụ;
- Kết hợp hài hòa đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức tránh trùng lặp về nội dung chương trình, kiến thức;
- Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức phải căn cứ vào tiêu chuẩn, chức danh và vị trí việc làm gắn với đặc thù ngành nghề, lĩnh vực cũng như việc hoàn thiện chính sách quản lý công chức theo vị trí việc làm hiện nay.
2. Nâng cao năng lực quản lý công tác đào tạo, bồi dưỡng
- Tiếp tục tăng cường sự lãnh đạo của Đảng ủy, Ban Giám đốc trong công tác đào tạo bồi dưỡng công chức, viên chức.
- Nâng cao nhận thức về vai trò, nhiệm vụ của hoạt động đào tạo bồi dưỡng.
- Quản lý và sử dụng công chức, viên chức bảo đảm chất lượng, hiệu quả trong công tác đào tạo, bồi dưỡng.
- Thực hiện nghiêm quy định về trách nhiệm nêu gương, nhất là trách nhiệm nêu gương của người đứng đầu đơn vị trong việc học tập, bồi dưỡng để nâng cao trình độ, năng lực, phẩm chất và đề cao tinh thần học và tự học. Đồng thời, tăng cường nhận thức về trách nhiệm học tập suốt đời, không ngừng nâng cao năng lực làm việc, năng lực thực thi nhiệm vụ, công vụ của đội ngũ công chức, viên chức.
3. Hình thức đào tạo, bồi dưỡng
- Bồi dưỡng Lý luận chính trị; Kiến thức quốc phòng và an ninh; Kiến thức, kỹ năng quản lý nhà nước; Kiến thức quản lý chuyên ngành, chuyên môn, nghiệp vụ; đạo đức công vụ, đạo đức nghề nghiệp; kiến thức hội nhập quốc tế.
- Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch công chức, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức; Bồi dưỡng trước khi bổ nhiệm chức vụ lãnh đạo, quản lý; Bồi dưỡng theo yêu cầu của vị trí việc làm.
4. Kinh phí thực công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức từ nguồn ngân sách của tỉnh.
PHẦN IV
KINH PHÍ THỰC HIỆN
Đề xuất nguồn kinh phí: Kinh phí từ ngân sách nhà nước do Sở Nội vụ quản lý hoặc bố trí kinh phí đào tạo, bồi dưỡng cho từng Sở, ngành đảm bảo đủ nguồn để triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đã được ban hành.
PHẦN V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Triển khai Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức giai đoạn 2021-2025 của đơn vị đến toàn thể công chức, viên chức; làm cơ sở xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức hàng năm; định kỳ 6 tháng, năm báo cáo các cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định./.
Xem nội dung kế hoạch đầy đủ chọn vào tập tin bên dưới
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn