MẠN ĐÀM VỀ CÁCH XÁC LẬP, GIAO KẾT GIAO DỊCH CỦA NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

Thứ tư - 15/09/2021 17:00

Đọc bằng audio

Cách xác lập, giao kết giao dịch của " Người chưa thành niên" được ghi nhận tại Điều 21 Bộ luật dân sự năm 2015, theo đó:

"1. Người chưa thành niên là người chưa đủ mười tám tuổi.

2. Giao dịch của người chưa đủ sáu tuổi do người đại diện theo pháp luật của người đó xác lập, thực hiện.

3. Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi khi xác lập, thực hiện giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý, trừ giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi.

4. Người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, trừ giao dịch dân sự liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch đân sự khác theo quy định của pháp luật phải phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý".

cc3.9.2021.1.jpg

Từ nội dung điều luật vừa trích dẫn kể trên, các nhà làm luật đã đưa ra ba dự liệu:

- Đối với người chưa đủ sáu tuổi: Mọi giao dịch của người dưới sáu tuổi đều được xác lập, thực hiện bởi người đại diện theo pháp luật của người đó. Điều đó có nghĩa dường như công chứng viên hoàn toàn không cần phải quan tâm tới ý chí của người dưới sáu tuổi khi cá nhân này xác lập, thực hiện giao dịch thông qua người đại diện theo pháp luật. Tuy nhiên, căn cứ vào nội dung Điểm a Khoản 2 Điều 125 Bộ luật dân sự năm 2015: " Giao dịch dân sự của người chưa đủ sáu tuổi, người mất năng lực hành vi dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của người đó"  không bị vô hiệu. Nếu vậy thì người chưa đủ sáu tuổi cũng được phép giao kết những giao dịch dân sự nhằm đáp ứng nhu cầu thiết yếu hàng ngày của bản thân.

 - Người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi: Theo ngữ cảnh của luật viết, người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi có thể tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự nếu như người đại diện theo pháp luật đồng ý. Như vậy, người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi sẽ là người trực tiếp ký kết cũng như thực hiện giao dịch. Lúc này, người đại diện sẽ chỉ ký vào Văn bản công chứng nhằm thể hiện sự đồng ý của mình đối với giao dịch đó mà thôi. Yêu cầu kể trên không áp dụng đối với các giao dịch dân sự phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày phù hợp với lứa tuổi của người từ đủ sáu tuổi đến chưa đủ mười lăm tuổi.

- Người từ đủ mười lăm tuổi dến chưa đủ mười tám tuổi: Nhóm người này đã có thể giao kết tất cả các loại giao dịch, ngoại trừ giao dịch liên quan đến bất động sản, động sản phải đăng ký và giao dịch khác phải được người đại diện theo pháp luật đồng ý. Về vấn đề này, chúng ta có thể xem thêm nội dung Khoản 2 Điều 77 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014: "Con từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi có quyền định đoạt tài sản riêng, trừ trường hợp tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký quyền sở hữu, quyền sử dụng hoặc dùng tài sản để kinh doanh thì phải có sự đồng ý bằng văn bản của cha mẹ hoặc người đại diện". Như vậy, trong tình huống do luật định, người từ đủ mười lăm tuổi đến chưa đủ mười tám tuổi sẽ tự giao kết, thực hiện giao dịch. Trường hợp cần thiết, người đại diện sẽ cùng ký vào giao dịch đó nhằm biểu đạt sự đồng ý của mình.

                                                    Phòng Công chứng số 3 tỉnh Tây Ninh

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập10
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay3,540
  • Tháng hiện tại95,587
  • Tổng lượt truy cập5,913,059
Văn bản pháp luật 1
Tiếp cận pháp luật
Học tập và làm theo lời bác
Văn bản pháp luật
Tài liệu xúc tiến đầu tư
Công khai tài chính
Văn bản pháp luật
Công báo tây ninh
Chung tay cải cách hành chính
Thư điện tử
trung tam tro giup phap ly
Đảng bộ tỉnh Tây Ninh
Theo dõi thi hành pháp luật
Hoi dap truc tuyen
CUNG CẤP THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Bộ pháp điển
Liên kết Website
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây