I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
Tiếp tục phát huy dân chủ cơ quan, nhất là dân chủ trực tiếp ở cơ sở, nhằm phát huy các tiềm năng, lợi thế, sức mạnh của công chức, viên chức, người lao động; đề ra các giải pháp cụ thể để công chức, viên chức, người lao động (CCVC, NLĐ) tự giác, tự nguyện thực hiện tốt nhiệm vụ chuyên môn và nhiệm vụ chính trị của cơ quan; góp phần vào sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh.
2. Yêu cầu
- Thực hiện quy chế dân chủ (QCDC) trong cơ quan phải thực chất, hiệu quả, phát huy quyền làm chủ, động viên sức mạnh, tinh thần đoàn kết công chức, viên chức, người lao động, nhất là dân chủ trực tiếp trong thực hiện các nhiệm vụ chính trị tại cơ quan, đơn vị.
- Giám đốc Sở phối hợp Đảng ủy, BCH Công đoàn, Chi đoàn đề cao trách nhiệm trong việc thực hành dân chủ, thực hiện QCDC ở cơ sở phải thiết thực, hiệu quả.
II. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện
- Ban hành triển khai các văn bản của Đảng, pháp luật của Nhà nước về thực hiện dân chủ ở cơ sở. Chú trọng thực hiện tốt công tác cán bộ, đề cao vai trò, trách nhiệm của cán bộ chủ chốt, người đứng đầu cấp ủy, chi bộ, thủ trưởng các phòng, đơn vị; sự gương mẫu của từng cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
- Phối hợp với Đảng ủy Sở Tư pháp, các tổ chức đoàn thể thuộc Sở đổi mới, sáng tạo trong phương thức lãnh đạo, lấy nguyên tắc tập trung dân chủ, tự phê bình và phê bình làm trọng tâm để tổ chức, thực hiện nhiệm vụ chính trị, xây dựng đảng, tổ chức, đảm bảo dân chủ trong từng hoạt động của cơ quan. Thường xuyên theo dõi, hướng dẫn, tổ chức thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở.
- Bảo đảm tiến độ và chất lượng công tác thẩm định đề nghị xây dựng văn bản QPPL, thẩm định dự thảo văn bản QPPL; kiểm soát chặt chẽ việc quy định TTHC trong văn bản QPPL; theo dõi sát kết quả tiếp thu, giải trình ý kiến thẩm định của cơ quan chủ trì soạn thảo.
- Cải cách hành chính, thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh trong lĩnh vực tư pháp.
- Thực hiện tốt nhiệm vụ tiếp công dân, giải quyết khiếu nại tố cáo của công dân. Công khai, minh bạch trong tiếp nhận, xử lý, giải quyết đơn, thư khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của nhân dân theo đúng quy định của Đảng pháp luật của nhà nước.
- Thực hành dân chủ trong sinh hoạt Đảng, các hoạt động của đoàn thể.
2. Công tác triển khai, tuyên truyền
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến, các chủ trương, quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phát huy quyền làm chủ của CCVC, NLĐ và Nhân dân; tiếp tục quán triệt, thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị về xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Quyết định số 99-QĐ/TW, ngày 03/10/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng ban hành hướng dẫn khung để các cấp ủy, tổ chức Đảng trực thuộc Trung ương tiếp tục phát huy vai trò của Nhân dân trong đấu tranh ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ; Quy định số 11-QĐi/TW, ngày 18/02/2019 của Bộ Chính trị “Về trách nhiệm của người đứng đầu trong việc tiếp dân, đối thoại trực tiếp với dân và xử lý những phản ánh, kiến nghị của dân”; Công văn 403-CV/TU, ngày 11/01/2022 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tăng cường thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở; Chỉ thị số 05-CT/TU, ngày 20/7/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc đẩy mạnh kỷ luật, kỷ cương, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức trong thực hiện nhiệm vụ; Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở năm 2022 và các văn bản hướng dẫn thi hành; các văn bản pháp luật khác có liên quan về thực hiện dân chủ ở cơ sở… nhằm kịp thời phổ biến rộng rãi trong đảng viên, CCVC, NLĐ, từ đó nâng cao nhận thức về thực hiện dân chủ ở cơ sở.
- Nội dung tuyên truyền phải ngắn gọn, dễ nhớ, dễ hiểu, ứng dụng công nghệ thông tin, đăng tải lên cổng thông tin điện tử, website, trang mạng xã hội, thường xuyên cập nhật thông tin, các sáng kiến, cách làm hay, mô hình mới trong thực hiện dân chủ ở cơ sở để nhân rộng. Đổi mới hình thức tuyên truyền, đảm bảo phù hợp với điều kiện thực tế của cơ quan theo quy định của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở, Luật Tiếp cận thông tin... theo định hướng của cấp trên.
- Thực hiện dân chủ ở cơ sở phải thực chất, công tác tuyên truyền phải được chú trọng và thực hiện một cách thường xuyên, liên tục. Cán bộ tuyên truyền phải nắm chắc quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, nhất là Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở và tình hình của cơ quan, đơn vị. Tuân thủ quy định về kỷ luật phát ngôn, trả lời ý kiến, trình bày những vấn đề Nhân dân quan tâm. Phòng chống các biểu hiện dân chủ hình thức, dân chủ cực đoan, lợi dụng các quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí để có những hành vi dân chủ quá trớn, vi phạm pháp luật.
3. Công tác kiểm tra, giám sát
- Ban Chỉ đạo QCDC Sở tham mưu Đảng ủy Sở xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát định kỳ, đột xuất thực hiện QCDC ở cơ sở.
- Hỗ trợ, phát huy tốt vai trò của Ban Thanh tra nhân dân trong việc giám sát hoạt động cơ quan nhằm kịp thời phát hiện, kiến nghị xử lý những sai sót, vi phạm trong thực hiện quy chế dân chủ cơ quan cũng như trong việc giải quyết thủ tục hành chính cho người dân.
- Ban Chỉ đạo QCDC Sở thường xuyên giám sát CCVC, NLĐ thuộc Sở trong thực thi công vụ, xử lý kịp thời công chức, viên chức, người lao động thiếu trách nhiệm, gây nhũng nhiễu, gây khó khăn, tham nhũng vặt đối với Nhân dân. Giám sát, đánh giá thực chất sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của Sở Tư pháp, có hình thức xử lý đối với những nội dung khảo sát có chỉ số hài lòng thấp.
- Chấp hành nghiêm chế độ báo cáo, kiểm tra, giám sát định kỳ và đột xuất của Ban Chỉ đạo QCDC ở cơ sở và công tác VĐCQ của Tỉnh ủy.
4. Công tác thi đua, khen thưởng về thực hiện dân chủ ở cơ sở
Tiếp tục tuyên truyền, thực hiện Hướng dẫn số 03-HD/BDVTU, ngày 26/10/2021 của Ban Dân vận Tỉnh ủy - cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở và công tác VĐQC tỉnh về tiêu chí xét gương điển hình tiên tiến trong thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở 5 năm (2021-2025); Hướng dẫn số 03-HD/LNKT, ngày 11/7/2023 của Ban Chỉ đạo thực hiện QCDC ở cơ sở và công tác VĐQC - Sở Nội vụ hướng dẫn khen thưởng thành tích trong thực hiện QCDC ở cơ sở trên địa bàn tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2023 - 2025.
5. Phát huy vai trò nêu gương của cán bộ, đảng viên, quyền làm chủ của nhân dân tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh
- Tiếp tục triển khai thực hiện Kết luận số 21-KL/TW ngày 25/10/2021 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về đẩy mạnh xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị; kiên quyết ngăn chặn, đẩy lùi, xử lý nghiêm cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” (theo Nghị quyết số TW 4 khóa XIII).
- Nêu cao tinh thần trách nhiệm, tính gương mẫu của người đứng đầu cơ quan, phòng, đơn vị. Nghiêm túc thực hiện các quy định của Đảng, Nhà nước về tiếp dân; tăng cường tiếp xúc, đối thoại và giải quyết kịp thời những phản ánh, kiến nghị hợp pháp, chính đáng của nhân dân; quan tâm xử lý những vụ việc phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong Nhân dân.
- Quan tâm xây dựng đội ngũ CCVC, NLĐ đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ công tác chuyên môn trong tình hình mới, phục vụ tốt cho nhân dân. Tạo điều kiện để công chức, viên chức, người lao động và Nhân dân phát huy quyền làm chủ thật sự, tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.
- Thực hiện đúng đắn, hiệu quả dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đặc biệt là dân chủ ở cơ sở; động viên toàn thể CCVC, NLĐ và các tầng lớp Nhân dân nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt quyền và nghĩa vụ công dân theo quy định.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Ban Giám đốc Sở lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này; đảm bảo thiết thực, hiệu quả và báo cáo kết quả về Ban Chỉ đạo QCDC ở cơ sở và công tác VĐCQ của Tỉnh ủy định kỳ 6 tháng (ngày 10/06), tổng kết năm (ngày 20/11).
2. Lãnh đạo các phòng, đơn vị thuộc và trực thuộc Sở triển khai việc thực hiện nghiêm túc Kế hoạch này, đồng thời thường xuyên nhắc nhở, đôn đốc việc thực hiện tại phòng, đơn vị mình.
3. Đề nghị các tổ chức đoàn thể cũng như công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ quan, phát huy quyền làm chủ tập thể của người lao động; góp phần hoàn thành nhiệm vụ chung của Sở.
Trên đây là Kế hoạch thực hiện quy chế dân chủ năm 2025 tại Sở Tư pháp./.
Văn phòng Sở
Tác giả: Quản trị
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn